25 năm bị viêm khớp, nữ diễn viên người Anh tiết lộ cách kiểm soát bệnh cực đơn giản

Nữ diễn viên Claire King với sự nghiệp diễn xuất thành công kéo dài suốt 30 năm qua mới đây đã chia sẻ về cuộc chiến kéo dài 25 năm với bệnh viêm khớp dạng thấp của bà.


Nữ diễn viên Claire, 55 tuổi, đã mắc bệnh viêm khớp dạng thấp 25 năm qua

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm mãn tính kéo dài thường gặp nhất. Bệnh xảy ra ở các khớp, gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn. Bệnh có thể biến chứng dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp.

Được biết, bà đã phát hiện ra bệnh tình của mình sau khi đi khám bác sĩ với những biểu hiện ngón tay đau nhức, nhất là vào những tháng mùa đông. “Tôi đã bị sốc khi được chuẩn đoán mình bị mắc bệnh viêm khớp ở tuổi 30. Khi đó tôi biết đây là căn bệnh của người già. Tôi còn quá trẻ và sự nghiệp vẫn đang triển vọng ở phía trước.” Claire chia sẻ.

Không khuất phục số phận, nữ diễn viên đã tìm mọi cách nhằm kiểm soát các biến chứng căn bệnh. Bí quyết của bà chỉ gồm 3 gạch đầu dòng:

 - Luyện tập thể dục phù hợp

- Chế độ ăn uống hợp lý, giàu sắt và omega 3

- Thăm khám, dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ

Nhờ đó mà hiện tại tại, nữ diễn viên 55 tuổi Claire vẫn sống và sinh hoạt bình thường. Thậm chí bà vẫn có thể chăm sóc tốt cho cha mình, ông John 77 tuổi bị chứng đa xơ cứng và mẹ bà, Anela 77 tuổi, người cũng bị viêm khớp dạng thấp giống như Claire.

Bí quyết chung sống 25 năm với bệnh viêm khớp dạng thấp của Claire là gì?

Claire cho biết, Hiệp hội viêm khớp dạng thấp đã khuyến khích những bệnh nhân nên ăn nhiều thực phẩm chứa omega 3 vì chúng là chất béo rất tốt cho sức khỏe của xương khớp. Omega 3 có thể ngăn ngừa phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, giúp người bệnh không bị cứng khớp vào buổi sáng và khi thời tiết lạnh cũng như làm hạn chế các cơn đau.

Với chế độ ăn uống, Claire không tuân theo bất kỳ chế độ ăn uống đặc biệt nào những bà cố gắng ăn đủ chất trong mỗi bữa ăn. “Tôi ăn những thứ lành mạnh và cố gắng giữ cân nặng ở mức hợp lý. Điều này rất quan trọng khi bạn bị thấp khớp. Tôi cũng ăn nhiều đồ ăn giàu sắt, nhiều rau bina và rau xanh.”

Ngoài ra, bà Claire còn dùng thêm vitamin B12, giúp làm giảm homocysteine- một axit amin ở mức cao với những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp và gây ra các cơn đau. Bà cũng được dùng hydroxychloroquine sulfat và meloxicam- những loại thuốc chống viêm. 

Tập thế dục cũng là một phần quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh viêm khớp của Claire. Bà ấy thích đi bộ, bơi lội và cưỡi ngựa. "Tôi yêu đi bộ, tôi sống ở Dales nên tôi đi chơi cả tuần. Tôi may mắn khi có một ngôi nhà thứ hai ở Tây Ban Nha với một bể bơi nên khi tôi ở đó, tôi bơi mỗi ngày.

Theo các chuyên gia, một chế độ ăn uống giàu sắt, giàu omega 3 sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu bằng cách sản sinh haemoglobin - một loại protein trong hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu máu sẽ làm lượng hồng cầu xuống thấp. Còn việc tập thế dục thường xuyên sẽ giúp các khớp vận động và trở nên dẻo dai hơn.

Được biết, Claire hiện đang tham gia vở opera Emmerdale của ITV trong vai Kim Tate. Bà hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho những người bị bệnh khác - đặc biệt là những người mới được chẩn đoán mắc bệnh viêm khớp và không để căn bệnh khiến họ mất đi cảm hứng sống.

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Theo thống kê, hàng năm ở nước ta phát hiện thêm khoảng 750 – 800 bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp mới. Tỷ lệ mắc bệnh là 0.5% dân số, trong đó 80% là nữ giới. Bệnh gây ra rất nhiều phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày do gây biến dạng khớp, biến dạng mô khớp xung quanh, làm mất chức năng khớp, gây đau nên ảnh hưởng đến chất lượng sống.

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường gặp ở đa số bệnh nhân bao gồm:

- Khớp bị cứng vào buổi sáng: Khi thức dậy, các khớp bị cứng làm cơ thể không vận động được ngay mà phải xoay khớp, xoa bóp cho khớp giãn ra chừng 5-10 phút mới có thể di chuyển được.

- Đau khớp: Thường xuyên đau các khớp nhỏ như: khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, bàn chân, ngón chân, cổ chân….

- Viêm đau, sưng khớp: Các khớp có thể sưng nhưng không đỏ lên. Bao giờ cũng có hiện tượng đau đối xứng hai bên như ở hai đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí ở hai bàn tay.

- Biến dạng khớp: Bệnh đến giai đoạn nặng sẽ làm khớp tay chân bị biến dạng, dễ dẫn đến tình trạng dính, biến dạng khớp, thậm chí có thể gây tàn phế.

Phòng bệnh viêm khớp dạng thấp như thế nào, nhất là khi mùa lạnh đang đến gần

Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính kéo dài, không thể có phương pháp điều trị dứt điểm mà chỉ có thể điều trị làm giảm viêm và đau. Do vậy, để phòng bệnh viêm khớp dạng thấp cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần phải chú ý một số điều sau.

a) Ăn uống hợp lý

Dù chưa mắc bệnh, chúng ta cũng cần xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ bữa. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu canxi, uống nhiều nước để giúp hoạt động hệ xương khớp dẻo dai, lâu bị suy thoái.

Chúng ta cũng nên giữ cân nặng cơ thể ở mức hợp lý. Điều này giúp giảm áp lực chèn ép lên các khớp xương từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.

Vệ sinh sạch sẽ nơi ăn chốn ở vì môi trường sống ẩm thấp, thời tiết mưa lạnh là nguyên nhân ảnh hưởng đến các khớp, lâu dần sẽ dẫn tới bệnh viêm khớp dạng thấp.

b) Thường xuyên tập luyện thể dục và nghỉ ngơi hợp lý

Những người thường ngồi làm việc lâu trước máy tính nên dành thời gian nghỉ ngơi, đứng lên vận động sau 1-2h làm việc. Điều này giúp hệ xương khớp được thư giãn và tránh tình trạng co cứng cơ, làm giảm thiểu khả năng mắc bệnh viêm khớp.

Người làm công việc tay chân nên cân đối sức khỏe, hạn chế mang vác nặng, làm việc sai tư thế. Đặc biệt không nên làm việc quá sức.

Thường xuyên tập các bài vận động, xoa bóp ở bàn tay, ngón tay và các khớp như bài tập căng duỗi là một trong những cách phòng bệnh viêm khớp dạng thấp. Khi các khớp được căng duỗi sẽ sẽ giúp cho cơ bắp được tăng cường đồng thời củng cố lực cơ các khớp.

Nên ngủ trên giường phẳng, không kê gối quá cao, ngủ đúng giờ và đủ giấc.

c) Giữa tâm trạng thoải mái

Khi có một cuộc sống vui vẻ, tâm lý ổn định, ít căng thẳng thì quá trình vận chuyển hormone cũng ít bị tác động. Từ đó phòng bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả.

d) Đi khám sức khỏe định kỳ

Người có tiền sử về bệnh xương khớp, phụ nữ trên 30 tuổi nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhằm chủ động phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị hiệu quả ngay từ ban đầu.

 Nguồn: Tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang