4 món ăn "diệt sâu bọ" không thể thiếu ở các miền trong ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ được xem là ngày Tết thứ 2 trong năm chỉ sau Tết Nguyên Đán. Tết Đoan Ngọ dân gian còn gọi ngày là "Tết giết sâu bọ" (vào ngày 5/5 âm lịch). Vào ngày này chúng ta phải giết sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm và giết sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh tro, thịt vịt và hoa quả…

Tết Đoan Ngọ được xem là ngày Tết thứ 2 trong năm chỉ sau Tết Nguyên Đán. Tết Đoan Ngọ dân gian còn gọi ngày là "Tết giết sâu bọ" (vào ngày 5/5 âm lịch). Vào ngày này chúng ta phải giết sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm và giết sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh tro, thịt vịt và hoa quả…

Ở Việt Nam ta, ngày này mỗi nơi có các hoạt động văn hóa và món ăn đặc trưng riêng của từng vùng, tuy nhiên những món ăn dưới đây là không thể thiếu trong mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ ở các vùng miền:

1. Cơm rượu nếp
 

Kết quả hình ảnh cho Cơm rượu nếp


Theo truyền thống cơm rượu là món ăn có thể “giết sâu bọ” trong cơ thể con người. Chính vì vậy, cơm rượu nếp là món ăn phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ ở các vùng miền. Ngay buổi sáng ngày Tết Đoan Ngọ, sau khi thức dậy, đánh răng rửa mặt, mỗi người sẽ ăn một bát cơm rượu để diệt sâu bọ trong người.

2. Bánh tro
 

Hình ảnh có liên quan


Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở nhiều vùng miền của Việt Nam. Có tên gọi là bánh tro vì nước để ngâm gạo làm bánh và nấu bánh đều được lấy phần nước trong, lắng từ nước tro (gio) của nhiều loại cây khác nhau.

Bánh tro vị nhạt, tính mát ăn dễ tiêu, thích hợp nhất đối với trường hợp già yếu, trẻ em,.. giúp trung hòa bớt độc hại trong ăn uống để bảo vệ sức khỏe trong ngày Tết Đoan Ngọ. Vì thế Tết Đoan ngọ không thể thiếu bánh tro để giải nhiệt trong thời tiết oi nóng của tháng 5.


3. Thịt vịt



[​IMG]

Món thịt vịt trước đây được xem là món ăn đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Trung, tuy nhiên càng ngày thịt vịt càng phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước.



Người ta cho rằng thịt vịt có tính hàn, chất mát, ngọt có tác dụng làm chuyển động phong huyết, tăng thêm năng lực. Đồng thời, thịt vịt cũng chữa nóng sốt cao và hạ nhiệt. Do đó, trong ngày Tết Đoan Ngọ, khí trời nóng nực, nên người ta dùng thịt vịt để quân bình nhiệt – hàn.


4. Hoa quả đúng mùa



[​IMG]
 

Cùng với bánh tro, cơm rượu nếp và thịt vịt thì hoa quả đúng mùa cũng được xem là một phương thuốc diệt sâu bọ. Theo quan niệm của ông bà xưa, sau khi các loài sâu bọ trong cơ thể bị cơm rượu nếp “chuốc say”, chúng ta tiếp tục ăn các loại trái cây có vị chua sẽ khiến chúng chết nhanh hơn.

Các loại trái cây mùa hè như mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu cũng là các thứ quả không thể thiếu trên ban thờ ngày Tết Đoan Ngọ.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang