Ảnh: Rùng mình quá trình rạch tầng sinh môn, 90% các sản phụ sinh thường đều phải trải qua

Rạch tầng sinh môn là phương pháp rất phổ biến được bác sĩ tiến hành nhằm hỗ trợ các sản phụ sinh thường dễ dàng hơn. Hầu hết các bà mẹ mang thai lần đầu đều đã nghe đến rạch tầng sinh môn, tuy nhiên quá trình này diễn ra như thế nào thì không phải ai cũng biết.

Ngày nay trong các ca sinh thường, có tới hơn 90% sản phụ được rạch tầng sinh môn để hỗ trợ quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi và tránh trường hợp tầng sinh môn bị rách sẽ khó lành sau sinh. Việc rạch tầng sinh môn sẽ tạo đường ra thuận lợi hơn cho em bé, nhờ vậy ca sinh nở cũng suôn sẻ hơn.

Hầu hết các bà mẹ nghĩ rằng việc rạch tầng sinh môn sẽ vô cùng đau đớn. Tuy nhiên thực tế là bác sĩ sẽ tiến hành rạch khi cơn rặn dồn dập và bà mẹ đang ở đỉnh điểm của cơn đau đẻ. Thế nên mẹ gần như sẽ không phân biệt được là đau đẻ hay đau do vết rạch.

Khi đầu em bé bắt đầu nhú ra ngoài các bác sĩ sẽ tiến hành rạch tầng sinh môn

Việc rạch tầng sinh môn sẽ tạo đường ra thông thoáng hơn cho em bé

Quá trình rạch tầng sinh môn diễn ra như sau: Khi đầu em bé bắt đầu nhú ra khỏi tử cung, các bác sĩ sẽ rạch một đường chéo tại tầng sinh môn tính từ lỗ âm đạo giúp đường ra của em bé thông thoáng. Như vậy đầu của em bé sẽ chui ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Sau khi em bé ra đời các bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại tầng sinh môn, việc này sẽ mất khoảng 10 phút.

Sau quá trình sinh nở, bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại tầng sinh môn

Cách chăm sóc tầng sinh môn sau sinh để nhanh hồi phục

Đối với việc chăm sóc tầng sinh môn sau sinh, việc vệ sinh là quan trọng nhất để giúp vết thương mau lành và không gây nhiễm trùng.  Hàng ngày mẹ cần được rửa sạch và làm vệ sinh vùng kín. Dùng nước ấm rửa nhẹ nhàng, không cọ sát lên vết thương. Có thể dùng nước muối pha loãng để vệ sinh. Những ngày đầu mẹ tránh ngồi mạnh, ngồi xổm mà nên ngồi trên bồn vệ sinh để rửa, tránh làm vết thương bị giãn rộng.

Sử dụng quần lót thông thoáng, sạch sẽ, chất liệu cotton co giãn và thấm hút tốt hoặc quần lót loại dùng một lần rồi bỏ đi.

Những ngày đầu sau sinh vùng kín sẽ ra rất nhiều sản dịch, mẹ cần dùng băng vệ sinh để thấm hút và nhớ rằng hãy thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/1 lần để đảm bảo vùng kín được sạch sẽ.

Sau mỗi lần đi vệ sinh, cần rửa lại bằng nước ấm rồi thâm khô vùng kín trước khi mang băng vệ sinh.

Mẹ cũng cần chú ý đi lại nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng hay hoạt động mạnh để vết thương mau lành hơn.

Ngoài ra, các mẹ nên kiêng quan hệ vợ chồng trong ít nhất 1 – 2 tháng hoặc đến khi vết thương lành hẳn và tử cung đã phục hồi.

Tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang