Biếng ăn sinh lý ở trẻ: Nhận biết và khắc phục

Làm sao để nhận biết và khắc phục chứng biếng ăn sinh lý ở trẻ?

Biếng ăn sinh lý thường xảy ra ở lứa tuổi nhỏ, khi bé được khoảng 9 – 10 tháng và 16 – 24 tháng. Ở giai đoạn này, trẻ thường hay quan tâm đến những điều mới lạ, mải mê khám phá bản năng cơ thể mình nên thờ ơ với việc ăn uống. Với các bé từ 2 tuổi, việc từ chối ăn uống còn là cách để các bé khẳng định sự phát triển độc lập của chính mình.

Các dấu hiệu trẻ biếng ăn gồm:

- Ăn rất ít và chỉ ăn một số món nhất định.

- Không chịu thử những món mới.

- Mỗi bữa ăn của bé biếng ăn thường kéo dài trên 30 phút, lượng thức ăn mà bé dung nạp mỗi bữa ít hơn so với các bé khác ở cùng độ tuổi.

- Trẻ biếng ăn hay quấy khóc, ngậm hoặc phun thức ăn…

Biếng ăn sinh lý có nghiêm trọng không?

Thực ra, việc bé chán thực phẩm không có gì bất thường. Người lớn còn có thể đột nhiên chán các loại thực phẩm và trẻ cũng phản ứng giống vậy thôi. Có những giai đoạn nhất định, các bé thường trở nên cực kỳ lười ăn, cho dù mẹ có chịu khó đổi món, dụ dỗ hay dọa nạt. Những bữa như thế, mẹ có thể tạm chấp nhận bé chán bột, chán cháo để chuyển sang cho bé các món mới, dễ được bé chấp nhận hơn như mỳ, soup, phở, bún… Cho dù bé ăn được nhiều hay được ít thì mẹ cũng không nên quá lo lắng hay căng thẳng. Qua giai đoạn này, bé sẽ ngon miệng và ăn uống tốt hơn trở lại.

Giai đoạn này bé thường lo khám phá những điều mới lạ nên ngó lơ thức ăn. Sự thực là bạn sẽ không thể cấm bé dừng chơi, dừng khám phá để ngồi vào bàn ăn. Bởi thế, bạn hãy để bé thỏa mãn trí tò mò bằng cách khuyến khích bé cùng chuẩn bị đồ ăn với mẹ, tạo cảm giác thích thú khi bé tận hưởng thành quả của chính mình.

Giải pháp cho các trường hợp đặc biệt trẻ biếng ăn

Bé bỏ ăn, chỉ uống sữa: Với bé đã qua tuổi ăn dặm, sữa không thể thay thế thức ăn hoàn toàn  Từ 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Do vậy, thức ăn bổ sung là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này, nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm. Ngoài ra, nếu chỉ uống sữa không, bé cũng dễ mắc chứng táo bón.

Bé thích ngậm cháo: Bạn nên nấu thức ăn mềm, nhừ để tạo cảm giác dễ nuốt cho bé. Sau đó, bạn cũng nên động viên để bé nuốt thức ăn nhanh hơn.

Bé muốn bỏ bữa: Bạn vẫn nên duy trì việc ăn uống của bé theo lịch cố định. Bỏ bữa có thể khiến bé ăn ngon hơn vào khoảng thời gian sau đó nhưng điều này có thể dẫn tới hiện tượng rối loạn tiêu hóa cho trẻ biếng ăn.

Bé bị nôn trớ khi ăn: Bé trên 1 tuổi mà vẫn xuất hiện tình trạng nôn (trớ) khi ăn thì bạn nên đưa bé đi khám. Đồng thời, bạn chỉ nên cho bé ăn thức ăn mềm và ăn từng chút một.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang