Biểu tượng ‘đèn giao thông’ đơn giản giúp bà bầu nhận biết thực phẩm có hại cho thai nhi

Có vô số lời khuyên về những gì nên ăn, không nên ăn trong suốt thai kỳ của bạn. Trang web Parents.com đã phỏng vấn các chuyên gia và xây dựng bảng ‘đèn cảnh báo’ về các thực phẩm dành cho bà bầu.

Mẹ bầu nên lưu ý một số loại thực phẩm nên tránh cũng như thực phẩm cần bổ sung để có thai kỳ khỏe mạnh

Thực phẩm ‘Đèn đỏ’ - Cần tránh

Tại sao một số thức ăn nên hạn chế sử dụng, hoặc tốt nhất là ngừng sử dụng, khi bạn có thai?

Thứ nhất, có những thay đổi trong hệ thống miễn dịch khiến bạn dễ bị bệnh do thực phẩm hơn. Thứ hai, nếu mắc các sự cố như tiêu chảy, nôn mửa, bạn có thể gặp những biến chứng nghiêm trọng ngay lập tức - từ mất nước đến sẩy thai.

Vì vậy, để được an toàn, tránh những thủ phạm phổ biến của các bệnh truyền qua thực phẩm như:

Trứng chưa chín kỹ:  Vì trứng sống có thể bị nhiễm Salmonella, một loại vi khuẩn có thể gây sốt, nôn mửa và tiêu chảy, hãy để ý đến các món trứng ốp la, trứng đánh kem hoặc trứng trần…- bất kỳ món nào trong đó trứng (cả lòng đỏ lẫn lòng trắng) đều không được nấu chín hoàn toàn.

‘Nếu trứng đã chín, nguy cơ sẽ biến mất’, tiến sĩ Madeleine Sigman-Grant, chuyên gia chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và dinh dưỡng thuộc Đại học Nevada cho biết.

Sushi:  Sushi không an toàn như bạn trông đợi vì nó có thể chứa ký sinh trùng gây bệnh. Thông tin gần đây cảnh báo về tác hại của sushi: Phát hiện sán dài 1.6 m trong cơ thể người đàn ông nghiện ăn cá hồi.

Nước trái cây không được thanh trùng: Nếu bạn uống nước trái cây tự chế biến tại nhà thì an toàn, nhưng những loại nước trái cây chế biến sẵn trên thị trường có thể chứa vi khuẩn và chất độc.

Có một số loại nước trái cây được bán trên kệ siêu thị, nhưng chưa được thanh trùng. Vì vậy, hãy đọc nhãn sản phẩm cẩn thận.

Các loại thực phẩm không an toàn do các chất gây ô nhiễm:  Một số loại cá có chất thủy ngân trong thịt như cá ngừ, cá kiếm, cá mập… Đây là những loài cá sống lâu, tích tụ nhiều thủy ngân trong thịt của chúng.

Thủy ngân – với một lượng nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của em bé.

Bạn cần tránh những món cá này trong suốt thời gian nuôi con nhỏ vì cơ thể của bạn tích trữ thủy ngân trong vòng 4 năm.

Theo hướng dẫn mới nhất của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), bạn có thể ăn khoảng hai bữa cá có mức thủy ngân thấp như cá hồi, cá da trơn, cá hồng, tôm...

Thực phẩm ‘đèn vàng’: nên tiêu thụ vừa phải

Một số loại thực phẩm tốt cho bà bầu với số lượng nhỏ, nhưng không nên đi quá đà.

Cà phê:  Stephanie McClure, mẹ của hai bé, ở Ohio (Mỹ) đã có một thời gian vật vã vì kiêng cữ cà phê khi mang thai.

‘Sau vài tháng, tôi đã đến bác sĩ và hỏi liệu có cách nào để tôi uống một ít cà phê’, McClure nhớ lại.

Bác sĩ của cô đã chấp nhận việc uống vài tách mỗi ngày. ‘Tôi ngay lập tức chạy đến Starbucks và gọi cà phê mocha’ – McClure nói.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng chất caffein không có hại ở mức vừa phải. Vì vậy, hiện nay các hướng dẫn về dinh dưỡng thai phụ đề xuất bà bầu không nên uống quá 300 miligam mỗi ngày.

Thực phẩm chế biến sẵn chỉ nên tiêu thụ vừa phải

Thực phẩm chế biến sẵn: Những sản phẩm này không phải là lựa chọn dinh dưỡng tuyệt vời.

Hot dog, thịt xông khói và xúc xích đều chứa nitrat, các chất phụ gia có thể có mối liên quan đến bệnh tiểu đường, u não.

Sô đa ăn kiêng cũng được coi là an toàn trong thai kỳ, và ngoài việc không phải là thực phẩm giàu dinh dưỡng, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy chúng gây hại.

Mặc dù các nghiên cứu không phải là kết luận, tuy nhiên bạn nên hạn chế tiêu dùng những thực phẩm này.

Thực phẩm ‘đèn xanh’: nên bổ sung đa dạng

Tin vui là có một số thực phẩm bạn nghĩ rằng cần kiêng kỵ nhưng thực ra lại không phải như vậy.

Phô mai mềm: Một số phô mai mềm như Brie, Feta, và Gorgonzola từng được coi là có mối nguy hại tiềm ẩn bởi vì thực phẩm này có thể chứa vi khuẩn listeria. Listeriosis, một chứng bệnh nhiễm khuẩn có thể lây truyền qua thai nhi, dẫn đến xảy thai, sinh non hoặc thai lưu.

Tuy nhiên, đến nay FDA đã cho phép tiêu thụ phô mai mềm trong suốt thai kỳ, miễn là thực phẩm này được chế biến từ sữa đã thanh trùng.

Sản phẩm tươi sống:  Các loại hoa quả, rau củ là thành phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của các bà bầu, bởi vì đây là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ dồi dào.

Điều cảnh báo quen thuộc dành cho các bà bầu là: tất cả các loại rau và hoa quả cần được rửa kỹ càng trước khi ăn, ngay cả với các loại bạn đã gọt vỏ.

Lời khuyên quan trọng nhất để dành cho chế độ dinh dưỡng của các bà bầu đơn giản là: hãy phối hợp các thực phẩm.

Đừng lặp lại một số thực phẩm hàng ngày, vì như vậy bạn sẽ giảm cảm giác ngon miệng. Việc phối hợp các thực phẩm ‘đèn xanh’ một cách đa dạng giúp xóa bỏ nguy cơ phơi nhiễm với một chất nào đó có thể gây hại, đồng thời cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho cả mẹ và bé.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang