Cha mẹ làm những điều sau là “giết chết” sự thành công sau này của con cái

Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình sau này trở nên thành công. Thế nhưng đôi khi, một số cách dạy con cái sai lầm có thể khiến quá trình thành công của trẻ trở nên khó khăn.

Trong quá trình nghiên cứu, tiến sĩ Tim Elmore, chuyên gia lãnh đạo, tác giả của nhiều cuốn sách tâm lý học bán chạy nhất đã phát hiện ra một số sai lầm chính mà các bậc cha mẹ thường mắc phải khi nuôi dạy con cái. Những việc làm này có thể làm giảm sự tự tin của con, hạn chế cơ hội để thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.

Là bậc cha mẹ, bạn cần tránh những sai lầm dưới đây:

1. Không để con mạo hiểm

Trong một thế giới đầy rẫy nguy hiểm, “sự an toàn” là mối quan tâm đầu tiên của các bậc cha mẹ, và họ làm mọi thứ để bảo vệ con cái. Thế nhưng, bao bọc con quá mức lại khiến cho con không dám đối mặt với khó khăn, thử thách và những rủi ro.

Các nhà tâm lý học châu Âu đã phát hiện ra rằng, một đứa trẻ không được chơi ngoài trời hay chưa từng sứt da đầu gối một lần nào thường có nhiều ám ảnh và nỗi sợ hãi khi trưởng thành. Trẻ em ngã một vài lần để hiểu rằng đó là điều bình thường, thanh thiếu niên có thể chia tay bạn trai/gái để biết trân trọng tình cảm trưởng thành của một mối quan hệ lâu dài. Do đó, các bậc phụ huynh hãy cứ để con cái mình được trải nghiệm và vấp ngã.

2. Ứng cứu quá nhanh

Thế hệ trẻ ngày nay không phát triển được một số kỹ năng mềm mà thế hệ 30 năm trước trẻ em làm được bởi người lớn luôn chăm sóc cặn kẽ mọi vấn đề. Khi giải cứu con quá nhanh trước những vấn đề và để chúng quen với “sự giúp đỡ”, cha mẹ đã vô tình tước đi của con khả năng phân tích và giải quyết vấn đề.

Ứng cứu con quá nhanh chỉ có tác dụng ngắn hạn và không thể giúp con tự trang bị cho mình kỹ năng lãnh đạo. Không sớm thì muộn, trẻ sẽ quen với suy nghĩ: “Khi mình vấp ngã hoặc thất bại, người lớn sẽ làm mọi thứ trở nên suôn sẻ và dọn dẹp hậu quả từ hành vị sai trái của mình”. Đó chắc chắn là điều không cha mẹ nào mong muốn.

3. Dễ ca ngợi thành tích của trẻ

Phong trào “bệnh thành tích” bắt nguồn từ những năm 1980, khi tất cả trẻ em tham gia trận đấu bóng chày đều là người chiến thắng. Tâm lý “tất cả đều có một danh hiệu” ban đầu có thể giúp trẻ cảm thấy mình đặc biệt, nhưng càng ngày càng bộc lộ những hậu quả không mong muốn.

Con cái nhận ra chỉ có bố mẹ nghĩ chúng tài giỏi còn không ai khen chúng cả. Chúng bắt đầu nghi ngờ tính khách quan của cha mẹ. Khi chúng ta khen ngợi quá dễ dàng và bỏ qua những hành vi xấu, trẻ em sẽ dần học cách nói dối, phóng đại và trốn tránh thực tế, kết quả chúng không thể đối mặt với khó khăn.

4. Nuông chiều con vô điều kiện

Các bậc cha mẹ nên nhớ rằng, con cái có thể nhanh chóng vượt qua sự thất vọng, nhưng không thể vượt qua được hậu quả của việc được nuông chiều. Vì vậy, khi cần thiết, hãy học cách nói “Không”, “Không phải bây giờ” để con tự biết phấn đầu và cố gắng cho những gì chúng muốn.

Cha mẹ thường động viên và khích lệ con bằng cách thưởng cho con mọi thứ chúng muốn. Như vậy, bạn đã bỏ lỡ cơ hội cho con thấy rằng thành công phụ thuộc vào hành động.

5. Không dám chia sẻ về sai lầm của mình

Những trẻ em phát triển tốt luôn muốn tự mình trải nghiệm và khám phá. Là cha mẹ, bạn cần định hướng cho con tìm hiểu thế giới xung quanh. Việc chia sẻ với con cái những sai lầm của bạn khi ở độ tuổi của chúng giúp con học cách đưa ra những lựa chọn đúng đắn (tránh những bài học kinh nghiệm tiêu cực như hút thuốc, uống rượu bia, ma túy…).

Ngoài ra, trẻ cần chuẩn bị đối mặt với những hậu quả từ quyết định của mình. Việc cha mẹ chia sẻ cảm giác khi trải qua trải nghiệm tương tự giúp con rút ra bài học. Cha mẹ không chỉ ảnh hưởng đến trẻ mà phải là ảnh hưởng tốt nhất.

6. Nhầm lẫn trí thông minh và tài năng với sự trưởng thành

Trí thông minh thường được cha mẹ cho là thước đo của sự trưởng thành, kết quả là họ thừa nhận một đứa trẻ thông minh là sẵn sàng bước ra thế giới. Điều này là không đúng. Sự thật là một số ngôi sao tài năng vẫn dính vào những vụ scandal. Năng khiếu chỉ là một khía cạnh trong cuộc sống, nó không bao gồm tất cả mọi mặt.

Nếu bạn không biết khi nào có thể trao cho con quyền tự do làm một việc gì đó, hãy quan sát những đứa trẻ cùng độ tuổi con mình. Nếu những dứa trẻ khác có thể tự làm nhiều thứ hay tự chăm sóc bản thân tốt hơn con mình, điều đó có nghĩa là con bạn chưa đủ trưởng thành để có thể tự lập.

7. Bản thân không thực hiện được những gì dạy cho con

Là cha mẹ, trách nhiệm của chúng ta là trở thành tấm gương cho con cái noi theo. Để giúp con trở nên đáng tin cậy, có trách nhiệm với lời nói và hành động của mình, chính cha mẹ phải trở nên trung thực. Hãy xem lại những hành vi dù nhỏ, dù người khác không để ý, nhưng con bạn sẽ chú ý. Ví dụ, nếu bạn không vượt đèn đỏ, con bạn sẽ hiểu mình cũng không được vượt đèn đỏ. Dạy trẻ là phải nói đi đôi với làm.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang