Cuối tuần đi đâu: Đưa bé đến lò gốm, tập tành làm nghệ sĩ

Một điểm đến lí tưởng khác cho cả gia đình những ngày cuối tuần đó chính là làng gốm Bát Tràng. Đây sẽ là cơ hội để các bé trổ tài khéo léo, sự tỉ mẩn của mình đó!

Làng Gốm Bát Tràng nằm ven Sông Hồng thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Ngày nay làng Gốm Bát Tràng chuyên sản xuất các Gốm Sứ như đồ dùng sinh hoạt, đồ thờ cúng, sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ…

Tại đây các dòng họ vẫn giữ được chất nghề do cha ông truyền lại, khiến các sản phẩm đều có nét đặt trưng và tinh xảo riêng. Sản phẩm gốm xứ cũng từ đó được biết đến xa gần, xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới.

Tham quan làng gốm Bát Tràng nhân dịp cuối tuần

1. Di chuyển

Xe buýt: có lẽ là tiện nhất và rẻ nhất. Từ các điểm trong thành phố Hà Nội bạn đi xe bus ra bến trung chuyển Long Biên, sau đó bắt xe 47 đi Bát Tràng.

Xe máy hoặc phương tiện cá nhân khác: bạn qua cầu Chương Dương hoặc cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì, sau đó, rẽ phải đi men theo đê Sông Hồng, khi nào gặp biển báo làng gốm Bát Tràng thì là tới. Rất dễ đi.

2. Chơi gì ở Bát Tràng

Chơi nặn gốm

Có khá nhiều gia đình cung cấp dịch vụ này. Đây là cách bạn cho các bé nhà mình chơi và tìm hiểu cách thức và công đoạn làm Gốm. Bạn sẽ được hướng dẫn và tự nặn những hình thù mình thích, sau đó chủ nhà sẽ hong khô cho bạn. Cuối cùng, bạn tô vẽ, trang trí cho sản phẩm và mang về làm kỉ niệm. Chi phí cho mỗi sản phầm khoảng 30.000đ – 50.000đ.

Để bé sáng tạo và tự tay làm những sản phẩm đáng yêu

Chợ Bát Tràng

Chợ có bán đầy đủ nhiều loại mặt hàng, chia thành các gian hàng nhỏ bày bán đủ loại mặt hàng thủ công mỹ nghệ liên quan đến gốm sứ, từ những gian hàng bát đĩa cao cấp, đồ trang trí mĩ nghệ đẹp mắt cho đến mặt hàng đồ thờ cúng, tiểu cảnh non bộ cho đến những món đồ lưu niệm, cốc chén và các món bát đĩa bình dân. Các bạn nếu có nhu cầu mua sắm thì nên vào chợ, không nên mua ở ngoài, giá cả có thể đắt hơn.

Gia đình làm Gốm Sứ

Có khá nhiều gia đình làm gốm sứ dọc đường từ đầu làng vào tới tận trong chợ. Bạn có thể vào tham quan một trong số đó. Khi thăm quan các gia đình này bạn có thể hỏi họ thêm về qui trình làm Gốm, lịch sử hình thành, hoặc đơn giản chỉ xem họ làm thôi.

Cận cảnh làm gốm ở Bát Tràng

Đình làng Gốm Bát Tràng

Đình làng nằm ngay cạnh bến sông. Từ khu chợ bạn hỏi đường ra Đình Làng người dân sẽ chỉ cho bạn.

Nhà Vạn Vân

Nhà Vạn Vân nằm cuối làng, mái phủ kín cây xanh. Nhà trưng bày hơn 400 món đồ gốm sứ cổ từ thế kỷ 15 đến 19. Nơi đây lưu giữ sản phẩm của các làng nghề, nhiều nhất là gốm sứ Bát Tràng”

3. Ăn gì ở Bát Tràng

Gần khu chợ Gốm Sứ có khá nhiều hàng quán, bạn có thể thưởng thức món bún chả ở đây cũng khá ngon, ngoài ra cũng có nhiều món ăn khác như bánh tẻ thơm 6.000đ/cặp, bánh sắn 5.000 đ/chiếc

4. Một số lưu ý

Mua sắm trong chợ bạn nên mặc cả, cũng như đi chợ thôi. Kiểm tra hàng trước khi ra khỏi shop, vì có thể có lẫn hàng lỗi, hàng kém chất lượng.

Đi lại trong chợ nên cẩn thận, vì chủ hàng bày biện khá nhiều, đồ gốm sứ thì dễ vợ, vô ý làm vỡ lại bị đền tiền.

Chú ý cẩn thận khi tham quan làng gốm Bát Tràng

Nếu mua các đồ lớn, cồng kềnh bạn nên nhờ chủ shop chuyển hàng về tận nhà, tránh tình trạng đồ bị vỡ, hỏng hóc trong công đoạn vận chuyển

Nếu có dự định đi mua đồ thì nên mua sau cùng để đỡ phải cầm, vướng, đi chơi các điểm.

Tổng chi phí (Cho một gia đình 4 người):

Di chuyển bằng xe máy: 50.000đ

Chơi nặn gốm: 200.000đ

Chi phí ăn uống: 100.000đ

Còn lại là chi phí mua đồ gồm.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang