Khế, dưa, cóc, lựu… sai trĩu quả dù trồng trong thùng xốp chỉ với những bí kíp dưới đây

Chẳng cần một khu vườn rộng rãi với đất đai màu mỡ, chỉ cần vài chiếc thùng xốp và những bí kíp dưới đây là bạn đã có ngay trái cây sạch cho cả nhà thưởng thức.

Trồng rau trong thùng xốp trên ban công và sân thượng là điều không còn xa lại với người dân sống ở thành phố. Nhưng thử tượng tưởng một ngày góc sân hay ban ban công nhà bạn biến thành một “vườn cây ăn trái” với dưa, ổi, khế, lựu, đu đủ… thì thật tuyệt vời phải không nào. Nếu bạn không tin hãy thử bắt tay ngay vào làm theo những bí kíp dưới đây nhé:

1. Chọn giống cây

Hiện nay có rất nhiều loại cây ăn trái dù được trồng trong chậu hay thùng xốp vẫn có thể ra hoa kết trái. Đó là do chúng có rễ nông như dâu tây, dứa hoặc được nhân giống bằng phương pháp chiết cành nên cho ra trái sớm chỉ sau 1 năm.

Dưa lưới là một giống cây rất thích hợp để trồng trong thùng xốp

Tùy sở thích và điều kiện khí hậu mà bạn có thể chọn các giống cây như dưa hấu, dưa gang, ổi, có Thái, đu đủ, dứa, dâu tây, táo lùn… Lưu ý, nên chọn những cơ sở cung cấp giống cây uy tín, đảm bảo mua được cây giống lai ghép chất lượng tốt.

Bạn có thể trồng và thu hoạch dưa gang…

Dâu tây

Chanh và nhiều loại trái cây khác chỉ bằng thùng xốp

2. Sử dụng thùng thông minh

Thông thường việc đục lỗ ở thùng xốp sẽ giúp cây thoát nước tránh bị úng nhưng điều này cũng khiến phân bón bị trôi đi. Đồng thời, khi đi gia đình có việc bận đi xa trong nhiều ngày cây không được tưới nước sẽ bị chết khô. Vì thế, bạn nên mua hoặc tự chế mô hình “thùng xốp thông minh” từ các vật dụng như thùng xốp có nắp, xỉ than tổ ong hoặc gạch gỗ, vỏ chai nhựa cắt làm đôi có đục lỗ và một đoạn ống nước hoặc ống gen điện và làm theo như trong hình:

5 bước làm thùng xốp thông minh. Ảnh minh họa: TTT

3. Học hỏi kinh nghiệm, kiến thức chăm sóc cây

Để cây sinh trưởng tốt nhất bạn cần phải tìm hiểu kiến thức về đặc tính, phương pháp chăm sóc đúng cho từng loại cây. Trong đó, quan trọng nhất là lượng nước cần dùng, thời điểm và lượng phân bón cần thiết. Bạn có thể tưới nước bằng phương pháp nhỏ giọt để cây có đủ lượng nước cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển.

Áp dụng phương pháp tưới nước nhỏ giọt

4. Thụ phấn cho cây

Ngoài việc chăm sóc, bón phân để cây tươi tốt, ra hoa thì có một nhiệm vụ “cao cả” mà bạn phải thực hiện nếu muốn cây đậu trái đó là thụ phấn cho hoa. Bởi đơn giản ở thành phố thì không thể có các loài ong, bướm để giúp cây thụ phấn tự nhiên. Bạn phải kiểm tra xem hoa đực và hoa cái đã chín chưa bằng cách lấy ngon tay chạm vào nhị, nếu có bột dính vào tay tức là đã có thể thực hiện việc thụ phấn.

5. Bảo vệ quả

Sau khi cây đậu trái, để tránh quả bị ong hay các loại côn trùng, sâu bọ châm chích làm hỏng trái thì bạn phải dùng túi nilon để bọc quả. Để tăng hiệu quả bảo vệ bạn nên sử dụng thêm bẫy ong, bẫy côn trùng.


Sử dụng dụng cụ bắt côn trùng để bảo vệ trái khỏi bị châm chích, hư hỏng

Thêm một lưu ý nữa là sau mỗi lần thu hoạch trái bạn nên cải tạo đất bằng cách rắc vôi bột trong 7-10 ngày và để ở nơi có ánh năng để diệt hết mầm bệnh trong đất.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang