Khoa học chứng minh: Các bố mới là người nuôi dạy con gái tốt nhất chứ không phải mẹ

Có thể việc nuôi dạy con gái thường được giao phó cho các bà mẹ, đặc biệt với những vấn đề nhạy cảm như kinh nguyệt, chuyện làm đẹp, tìm hiểu về tình dục… Rõ ràng các bà mẹ sẽ chu đáo và gần gũi hơn với con gái. Thậm chí nhiều lúc, cha và con gái còn giữ khoảng cách và không thân thiết với nhau chút nào.

Tiến sĩ Gary Brown, một nhà tâm lí trị liệu gia đình và hôn nhân tại Los Angeles cho biết: “Cách đây 17 năm, người cha không được phép vào phòng sinh, nhưng hiện nay các ông bố luôn có mặt ngay từ đầu. Người bố ngày nay đã hiểu biết hơn cũng như quan tâm đến con cái của họ. Họ tích cực tham gia nuôi dưỡng, dạy dỗ và chăm con khi chúng còn rất nhỏ.”

Sự chuyển đổi mô hình nuôi dạy con cái này đã mang lại những lợi ích đáng kể cho cả cha và con gái. Khi gắn kết với con từ những năm tháng đầu tiên, người cha có cơ hội kết nối không thể tách rời, trở thành người nuôi dưỡng, bảo vệ, yêu thương và tôn trọng con gái mình. Điều này khiến cô con gái khi lớn lên có thể dễ dàng tìm hiểu thế giới và tương tác với người khác hơn trong an toàn.

Khi con gái bước vào tuổi đi học, người cha càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc phát triển sức khỏe, tâm lý và các mối quan hệ xã hội của con. Nghiên cứu của tiến sĩ Brownd đã chỉ ra, những cô gái có mối quan hệ gần gũi, thân thiết với bố thường ít căng thẳng, trầm cảm và lo lắng hơn, khả năng chia sẻ cảm xúc của bản thân cũng tốt hơn. Một nghiên cứu khác cũng cho biết các cô gái thân thiết với cha cũng có cơ thể khỏe mạnh và cuộc sống đầy đủ hơn.

Sự phát triển của hoóc môn giới tính lẫn những nhu cầu của con gái khiến mối quan hệ cha con ở độ tuổi dậy thì có phần xa cách hơn. Tuy nhiên, càng ở thời điểm này, các cô gái lại cần cha mình hơn bao giờ hết. Tùy vào tính cách mà cô con gái có thể thích nói chuyện và tâm sự với bố hơn mẹ. Ví dụ, con gái thường cởi mở với cha hơn khi nói chuyện hẹn hò hay quan điểm về nam giới. Đó là lí do vì sao các bậc cha mẹ cần vượt qua rào cản tâm lý để xây dựng mối quan hệ gần gũi với cô con gái đang lớn của mình.


Theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Bắc Mỹ, người cha đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ trẻ em thành thiếu nữ của con gái. Ngoài ra, một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Tâm lý học Đương đại, phát hiện ra rằng các ông bố cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chứng rối loạn ăn uống của các cô gái thời điểm dậy thì.

Tiến sĩ Brown cho biết, khi các cô gái trẻ trưởng thành và bắt đầu tự lập, người cha vẫn giữ một vai trò quan trọng giống như người cố vấn. Mặc dù mối quan hệ không còn gần gũi như trước, nhưng đó cũng là cách giúp các cô gái phát triển tốt hơn. Bằng cách xây dựng mối quan hệ thân thiết ngay từ lúc nhỏ, các cô con gái sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi tâm sự với cha về các mối quan hệ, sự nghiệp và những vấn đề trong cuộc sống.

Tuy vậy, hiện nay vẫn có khá nhiều ông bố không gần gũi với con gái mình chỉ bởi vấn đề giới tính. Nhiều người cho rằng người mẹ sẽ dạy con tốt hơn, đặc biệt là các vấn đề về tình dục, yêu đương hay những chủ đề rất “con gái” khác. Họ cho rằng việc họ cần làm là đảm bảo kinh tế cũng như sự an toàn cho con cái, vậy là họ làm việc quá nhiều bên ngoài, mà không chủ trọng xây dựng mối quan hệ thân thiết với con gái mình.

Vượt lên suy nghĩ đó, các bậc cha mẹ luôn cần nỗ lực hết mình. Tiến sĩ Brown chia sẻ: “Khi con gái tôi còn nhỏ, mọi người đều nói rằng tôi sẽ rất vất vả khi con mình đến tuổi dậy thì. Nhưng tôi thì thấy đó là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời. Cho đến tận giờ khi con gái tôi đã trường thành, nó vẫn cảm thấy tự hào vì được là con gái tôi.”

Vậy nên, những ông bố nào đang mang trong mình tư tưởng giao phó trách nhiệm nuôi dạy con cho vợ, hãy nghiêm túc suy nghĩ lại. Bạn nên dẹp bỏ những quan điểm đã lỗi thời, và cố gắng xây dựng mối quan hệ gần gũi với con gái mình càng sớm càng tốt. Bạn sẽ thấy, bạn có thể làm được rất nhiều cho con gái mình. Bạn là ông bố duy nhất của chúng, và chúng sẽ luôn luôn là cô con gái nhỏ của bạn, kể cả khi chúng trưởng thành.

Theo Womansday

Theo Làm Cha Mẹ

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang