Kỳ tích bé gái sống sót khi chào đời ở tháng thứ ba

Bé gái ra đời khi mới được ba tháng có cân nặng chưa đến 400gr chiến đấu giành lại sự sống, tạo nên kì tích tưởng chừng như không bao giờ có thể xảy ra.

Cô bé tên là Manushi, được sinh ra bằng phương pháp mổ đẻ khi Seeta - mẹ của cô không được khỏe, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Cụ thể là Seeta bị huyết áp cao và thiếu máu chảy vào nhau thai. Manushi sinh ra có chiều dài cơ thể chưa đến 20 centimet, nặng 400gr, các cơ quan như phổi, tim, thận chưa phát triển hết, làn da mỏng manh như xuyên thấu.

Ra đời quá non nên các bác sĩ tại bệnh viện Nhi đồng Jivanta, Ấn Độ phải tiến hành chăm sóc Manushi đặc biệt trong lồng kính trong vòng 6 tháng. Kì tích sống đã xảy đến làm kinh ngạc không chỉ các bác sĩ tại bệnh viện mà còn bố mẹ cô bé.

Mẹ Seeta, 48 tuổi, và bố Giriraj, 50 tuổi, đến từ Rajasthan, Ấn Độ, gọi cô bé là phép lạ trong cuộc sống. "Cô ấy chỉ chiến đấu và chiến đấu và chiến đấu chống lại tất cả những điều không thể, nhưng cô ấy đã làm được." Seeta nói.

Các bác sĩ nhận định cơ hội sống sót của Manushi chỉ 0,5%.

Tiến sĩ Sunil Janged, chuyên gia nghiên cứu trẻ sơ sinh, cho hay: "Khi đứa trẻ ra đời, chúng tôi không chắc chắn về những gì có thể xảy ra. Cô bé phải vật lộn để hít thở, vì vậy chúng tôi ngay lập tức đặt máy trợ hô hấp để mở rộng phổi nhỏ bé, chưa trưởng thành. Cô bé không thể ăn được vì chưa trưởng thành ruột. Chúng tôi phải chăm sóc bé bằng cách cung cấp dinh dưỡng ngoài ruột, có nghĩa là cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu như axit amin, lipid, carbohydrate, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng trực tiếp vào tuần hoàn máu".

Trong vòng bảy tuần, Manushi đã có thể bắt đầu sử dụng sữa mẹ. Cô bé có thể dần dần tự thở, bộ não và đôi mắt của cô đang phát triển bình thường.

Giám đốc bệnh viện, bác sĩ Sunil Janged cho biết thêm: "Chúng tôi quyết định cứu mạng sống của đứa bé này và chăm sóc y tế đặc biệt vì chúng tôi muốn gửi đi thông điệp rằng các bé gái phải được bảo vệ. Trong một quốc gia như Ấn Độ, mọi người phải tiến lên và thực hiện các bước để chấm dứt hành động tà ác do phân biệt giới tính."

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang