Lại tranh cãi gay gắt: Nên hay không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn gia vị?

Có cần thiết phải cho gia vị vào thức ăn của trẻ? Câu chuyện tưởng như đã cũ nhưng mới đây, khi được một bà mẹ “khơi mào” trên một hội nuôi con, các “trường phái” trái chiều lại tranh cãi quyết liệt.

"Cuộc chiến" không hồi kết

Giai đoạn trẻ ăn dặm, ngoài chuyện đau đầu lựa chọn phương pháp Nhật, Mỹ, BLW hay truyền thống, vấn đề rất nhiều mẹ quan tâm là nêm nếm thức ăn cho con ra sao để vừa đảm bảo sức khỏe mà vẫn giúp con ngon miệng. Có lẽ vì thế mà chỉ cần “ai đó” có một chút “động chạm” tới “dây thần kinh nhạy cảm” này là y như các mẹ lại có dịp tranh nhau bày tỏ quan điểm. Mới đây, đề tài muôn thuở này lại được đem ra mổ xẻ khi một mẹ bỉm sữa than thở: "Bao nhiêu mom đủ kiên trì, nghị lực để không cho con ăn gia vị dưới 1 tuổi rồi ạ? Em đang quá đau đầu". Ngay lập tức, topic này nhận được “ngàn like” của các mẹ cùng hàng trăm bình luận sôi nổi.

Chiếm đa số là những chị em quyết không cho con dùng gia vị. Theo các mẹ bỉm này, việc nêm muối, bột nêm sớm vào thức ăn của con sẽ khiến trẻ bị hại thận, biếng ăn. Nick Pé Chuột cho hay: “1 tuổi mình mới cho ăn, bây giờ nếu nấu riêng vẫn nấu nhạt, ăn chung thì những món chấm gia vị thì không chấm, những món kho thì không chan nước... Trộm vía, gì con cũng ăn được và lại không bị dung nạp quá nhiều muối”.

Đồng tình với quan điểm này, mẹ Ha Bi chia sẻ: "Mình rất kiên trì mà bà nội con làm hỏng hết cả cho ăn mặn như người lớn. Nói lại bảo mình cãi chả hiểu, song lại kêu ngày xửa ngày xưa bố nó tau cũng cho ăn thế”. Mẹ Trang Pham cũng tán thành: “Mình đã làm vậy cho bé nè. Mặc dù xung quanh mọi người khuyên nên cho ít muối hoặc vài giọt mắm nhưng vẫn cương quyết đến khi tròn 1 tuổi. Trộm vía, bé ăn giỏi, lên cân đều đều”. Còn mẹ Shuhao Yu thì: “Mình thì không nêm nếm gì cả, nấu nước dùng từ bắp và mía, thêm độ mặn ngọt của thịt cá nữa thì khi nếm thử cháo của con mình thấy vừa miệng mà ta. Đâu có nhạt nhẽo đâu mặc dù chả nêm gì. Đứa đầu 1 tuổi mình mới nêm nếm và đứa thứ 2 được 9 tháng vẫn ăn không nêm nếm nhưng mình vẫn thường nếm trước đồ ăn của con thấy rất ngon”.

Với các bà mẹ theo “trường phái” này, việc khó khăn nhất là phải đấu tranh tư tưởng với ông bà nội ngoại bởi theo quan niệm của người lớn, phải có chút gia vị trẻ mới ăn ngon và phát triển tốt. Để “đối phó”, nhiều mẹ đã chọn cách “ông bà góp ý thì mình cứ "dạ...dạ..." rồi thôi....” và cứ lẳng lặng nuôi còn theo cách của mình.

Chiếm ít ưu thế hơn là các bà mẹ nuôi con theo kiểu truyền thống, tức vẫn thêm một chút gia vị cho con. Mẹ Nắng Thủy Tinh bày tỏ quan điểm: “Thời gian đầu cũng đấu tranh tư tưởng ghê lắm nhưng giờ mình thấy bình thường. Con mình ăn gia vị và phát triển tốt thông minh nhanh nhẹn. Hơi lười ăn nhưng chỉ số cân nặng vẫn ổn. Chỉ cần không cho ăn quá nhiều gia vị và chọn gia vị phù hợp thì mình nghĩ không sao cả". Bạn Ngọc Ngọc Đặng cho biết: “9 tháng mình cho con ăn gia vị rùi. Không có thời gian kĩ càng. Với cả mình thấy lạ là có những mom cho con ăn từ 2-3 tháng bột dặm thì không thấy lo con bị hại thận, dạ dày mà lớn rồi thì mới lo đủ thứ”.

Còn bạn Phạm Thị Thu Hương mặc dù chưa chăm con nhỏ nhưng theo bạn: “Mình thấy các cụ ngày xưa cho ăn bình thường có sao đâu. Trẻ vẫn phát triển, chả ốm đau gì. Giờ cứ chăm theo kiểu này kiểu kia thấy trẻ ốm nhiều hơn. Nhiều trẻ bị thiếu chất”. Mẹ Nguyễn Lê Vân chia sẻ bí kíp: “Nhà mình thì nấu mua loại nước mắm dầu ăn dành cho trẻ, lúc nấu chỉ cho 1/2 muỗng cafe thôi, chả vấn đề gì cả, các mẹ cũng đừng nghiêm trọng quá vấn đề này, nghĩ thoáng 1 tí đi". Bạn Thanh Nguyễn đồng tình: "Trẻ con mỗi đứa mỗi khác, hãy nuôi con theo nhu cầu của chúng, nếu không cho gia vị mà con vẫn ăn tốt thì không sao còn nếu kém ăn thì phải thay đổi thôi. Nuôi con theo bản năng chứ đừng bắt chiếc hội nào, nước nào". Mẹ Na Na thì hoảng hốt: “Ôi trời ơi, sai lầm nghiêm trọng rồi các mom ơi. Con ăn quá nhạt cũng bị thiếu iot gây phù nề, hỏng thận, hỏng gan nha. Lên google search mà hỏi đi”...

Có thể nói, chủ đề nên hay không nên nêm gia vị vào đồ ăn dặm của trẻ không những là cuộc chiến “không khoan nhượng” của các cô con dâu và mẹ chồng trong gia đình Việt mà còn giữa các bà mẹ bỉm sữa với nhau. Ai cũng có lí lẽ, ai cũng bảo vệ quan điểm của mình. Còn các chuyên gia, họ nói gì về vấn đề này?

Trẻ cần muối, nhưng lượng muối trẻ cần khác với chúng ta

Thực tế, quan niệm cho rằng trẻ dưới 1 tuổi không cần muối, không nên nêm muối vào đồ ăn dặm của bé vì sẽ hại thận trẻ không sai, nhưng chưa đầy đủ.

Cơ thể cần muối để hoạt động và muối lại là chất cơ thể không tự tái sản xuất. Do đó, việc muối xuất hiện trong đồ ăn dặm là cần thiết. Tuy nhiên, các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe trẻ em vẫn luôn khuyên các bà mẹ không nên cho con ăn muối. Nguyên nhân là lượng muối trẻ sơ sinh cần là vô cùng nhỏ. Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần ít hơn 1g muối/ngày. Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi nhu cầu muối khoảng 1g-2g/ngày. Và lượng muối này, hoàn toàn đã được đáp ứng đầy đủ trong các loại thực phẩm trẻ ăn hàng ngày, từ một số loại thực phẩm chế biến sẵn như: pho mát, thịt nguội, xúc xích, mì ăn liền, ngũ cốc ăn liền... cho đến các thực phẩm tự nhiên như ngũ cốc, hoa quả, thịt gia cầm, cá, trứng, rau tươi.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, khi sữa vẫn còn là nguồn dinh dưỡng chính, việc nêm muối lại càng không cần thiết. Đối với những trẻ bú mẹ, trong sữa mẹ đã có thành phần muối phù hợp với bé. Sữa công thức cũng được bổ sung một lượng muối có tỷ lệ y hệt sữa mẹ. Do đó, với trẻ sơ sinh dưới 1 năm tuổi, khi sữa vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu, lượng muối trẻ nhận được mỗi ngày qua sữa là hoàn toàn đủ cho hoạt động của cơ thể.

Để phòng tránh các căn bệnh

Theo BS.CK2. Nguyễn Thị Thu Hậu, bé ăn lạt tốt hơn ăn mặn, vì giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh lý tim mạch và cao huyết áp về sau. Do thói quen của người Việt Nam thường thiên về ăn mặn, do đó đôi khi chúng ta cảm nhận thức ăn của bé quá lạt, nhưng nếu bé không chê thì chúng ta cũng không cần nêm thêm mắm muối. Một số bé thích vị hơi mặn của thức ăn, tùy theo món chúng ta có thể bổ sung một chút nước mắm, nhưng không nên cho nhiều. Như đã nói ở trên, nhu cầu muối tối đa của trẻ dưới 1 tuổi là 1-2g/ngày, tương ứng 1-2 muỗng cà phê nước mắm.

Đối với bé trên 1 tuổi, nhu cầu iod và muối nhiều hơn, mẹ mới cần cho thêm một chút muối, mắm vào bữa ăn cho bé, không nên kiêng muối hoàn toàn bởi theo PGS.TS Hồ Bá Do, Giảng viên cao cấp Học viện Quân y PGS.TS Hồ Bá Do, Giảng viên cao cấp Học viện Quân y thì: "Không cho trẻ ăn muối, ăn quá nhạt sẽ làm ảnh hưởng tới những phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Khi những phản ứng không được thực hiện sẽ gây ra rối loạn điện giải, rối loạn chất trong cơ thể. Các chất trong cơ thể mất cân bằng sẽ sinh ra nhiều căn bệnh nguy hiểm đối với cơ thể hậu quả không thể lường trước được".

Điều gì sẽ xảy ra nếu bé nạp quá nhiều muối?

Bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt khuyến cáo chế độ ăn mặn gây nhiều tác hại cho cơ thể, có thể gây nên bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não... Thêm nhiều muối/ mắm khi nấu bột, cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi trẻ lớn hơn. Hậu quả là bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch trong tương lai.

Nghiên cứu cho thấy người Việt Nam thuộc nhóm ăn mặn gấp 3-4 lần so với nhu cầu, điều này xuất phát từ thói quen đuợc hình thành từ nhỏ.

nh nguy hiểm trên, bác sĩ khuyên mọi hầu hết người buộc phải đổi thay thói quen ăn uống giảm muối trong khẩu phần. Cha mẹ, ông bà phải nâng cao ý thức hình thành thói quen tốt từ nhỏ cho con cháu, hạn chế muối ngay từ khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, kéo dài trong suốt công đoạn các em lớn lên. Như thế sẽ giúp chúng phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang