Làm 6 hành động này khi cãi nhau, vợ chồng sẽ nhanh chóng... ra tòa

Xét một cách khách quan, cãi vã cũng là một phần thiết yếu của một mối quan hệ, là một gia vị để cuộc sống gia đình có nhiều cung bậc cảm xúc. Tuy nhiên, cãi vã như thế nào để vợ chồng hiểu nhau hơn mà không ảnh hưởng đến hạnh phúc là cả một nghệ thuật.

Bí quyết để mối quan hệ vợ chồng luôn bền chặt là “tương kính như tân”. Chồng giận thì vợ bớt lời, đó là phương cách giữ cho cửa nhà êm ấm mà ông bà truyền lại từ lâu đời. Vì vậy, nếu xảy ra tranh cãi, 6 hành vi sau cả hai tuyệt đối tránh để không đào sâu thêm mâu thuẫn giữa 2 vợ chồng.

Chỉ vào mặt đối phương và mắng nhiếc

Khi cơn giận lấn át, những lời chửi rủa dường như không đủ. Nhiều người vợ hoặc chồng chỉ thằng vào mặt người bạn đời và tuôn ra những lời cay độc nhất có thể để chứng minh mình đúng. Nếu bạn cố tình sử dụng những nhận xét bình luận gây tổn thương sẽ để lại vết thương lòng hằn sâu kéo dài rất lâu ngay cả khi tranh cãi giữa hai bên đã chấm dứt. Hơn nữa, một mối quan hệ nhất thiết phải được xây dựng trên tình yêu chân thành và sự tôn trọng – tuôn những lời thóa mạ, bạo hành bằng lời nói rõ ràng là không tôn trọng người bạn đời của mình rồi. Chưa kể, hành động này của bạn còn khiến bên kia chuyển sang tư thế phòng thủ và hoàn toàn không thèm nghe những gì bạn muốn nói. 

Thay vào đó, hãy hít thở thật sâu, suy nghĩ thật bình tĩnh và chọn cách phản hồi thích hợp nhất. Nếu nguyên nhân từ sự thiếu cẩn trọng của bạn hoặc nếu bạn là người có lỗi, hãy trình bày rành mạch những gì bạn cảm thấy cho đối phương hiểu, rồi đừng ngần ngại xin lỗi.

Đừng xả stress trên facebook

Xấu chàng hổ ai, hãy nên nhớ điều này trước khi quyết định “vạch áo cho người xem lưng” trên mạng xã hội. Đặc biệt khi đang trong cơn giận dữ, bạn sẽ dễ viết ra những lời thiếu chín chắn mà sau này có thể thấy xấu hổ. Bạn bè có thể xúm lại hỏi thăm nhưng chỉ vì tò mò chứ không nhiều người thật sự quan tâm và cho bạn lời khuyên đúng đắn. 

Thay vào đó, nếu quá bức xúc cần tâm sự để giải tỏa, hãy chỉ nói với vài bạn thân hoặc thành viên trong gia đình.

Nhai đi nhai lại lỗi lầm quá khứ

Thay vì tập trung tranh cãi chuyện hiện tại, nhiều bà vợ thường soi lại những hiềm khích hoặc lỗi lầm quá khứ của chồng.  Đây chính là cách khiến cho sự bất đồng quan điểm của cả hai ngày càng lớn hơn, đến một lúc nào đó, khi sự bất đồng lớn đến mức không thể hóa giải, chia tay là điều tất yếu.

Thay vào đó, bạn nên nói thẳng vào vấn đề mình muốn tranh luận. Bạn cũng nên dùng những từ ngữ theo kiểu “góp ý, sửa đổi” để giúp chồng bạn hiểu mình sai ở chỗ nào để sửa chữa. Và đương nhiên, bạn cũng nên nhận một phần trách nhiệm để chồng hiểu rằng bạn là người công bằng.

Lấp liếm, nhận lỗi nhanh để kết thúc tranh cãi

Nhiều người nghĩ cứ nhận hết lỗi về mình khi nổ ra tranh cãi sẽ khiến đối phương nguôi giận. Tuy nhiên, điều này ẩn chứa nhiều nguy hiểm cho mối quan hệ vợ chồng bởi nó khiến bản thân bức xúc không giải tỏa, đến 1 lúc nào đó không thể kìm nén nỗi bạn cũng sẽ bùng nổ mà không biết nguyên nhân đến từ đâu. Tương tự, nếu không nói chuyện rõ ràng mà cứ lấp liếm cho nhanh kết thúc tranh cãi sẽ khiến mọi chuyện mơ hồ và làm tình hình tồi tệ hơn.

Thay vào đó, hãy cùng ngồi lại phân tích điểm được và chưa được của nhau, tích cực nhìn nhận và sửa chữa cảm giác tội lỗi.

Đừng đụng tí lại lôi chuyện li dị ra dọa dẫm

Dù thật lòng, người viết đơn không hề muốn lý hôn nhưng thường khi cãi vã, họ vẫn nói ra những lời như thế với một thứ cảm tính hết sức sai lầm là đối phương sẽ sợ mà nhường nhịn. Hậu quả có khi người dọa ly hôn thì lại không muốn ly hôn còn người chưa khi nào có ý định ly hôn thì lại quyết định ly hôn cho bằng được. Thật sự, nếu cứ chỉ vì những tranh cãi vụn vặt của cuộc sống hàng ngày mà cứ một hai bảo chia tay, ly dị, bạn đời của bạn sẽ thật sự thấy ấm ức và cảm thấy hạnh phúc gia đình mình ngày càng mong manh…

Thay vào đó, nên kìm nén cảm xúc và lắng nghe những gì anh ấy nói. Một cuộc nói chuyện thẳng thắn, thành thật sẽ giúp hai bạn gỡ được những nút thắt gây ảnh hưởng đến hạnh phúc đôi lứa.

Chiến tranh lạnh

 “Cuộc chiến” này còn kinh khủng và kéo dài hơn nhiều so với cuộc tranh cãi trước đó. Điều này không khó hiểu bởi sau khi cãi nhau, bạn muốn có khoảng lặng, có không gian riêng để suy nghĩ. Nhưng điều này không có nghĩa bạn sẽ chung sống cùng với chồng mà không giao tiếp hoặc không làm bất cứ điều gì nếu có liên quan đến đối phương. Cuộc chiến tranh lạnh không khoan nhượng này sẽ là đầu mối gây nên những vết rạn hôn nhân.

Lúc nóng giận, càng làm đau đối phương người ta càng thỏa mãn sự tức tối của mình. Thế nhưng, những lời nói, hành động lúc nóng giận để tranh phần thắng về mình chỉ là những ly dầu đổ thêm vào lửa, khiến những người bạn đời càng làm tổn thương nhau hơn. Kết thúc cuộc tranh cãi, bạn có thể là người thắng nhưng hạnh phúc gia đình sẽ chông chênh, tâm hồn con cái bị ảnh hưởng. Như vậy, khác nào bạn đang chính tay đạp đổ hạnh phúc bản thân mình...

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang