Nếu không có sự đồng ý của nam giới, phụ nữ Ả-rập Xê-út tuyệt đối không được làm những điều này

Là một quốc gia tuân thủ nghiêm ngặt nhất theo ý thức hệ Hồi giáo dòng Sunni, vai trò của nam giới trong xã hội luôn được đặt lên hàng đầu, chính vì thế người phụ nữ thường bị ngăn cản làm nhiều việc “kỳ lạ”.

Hiện tại ở Ả-rập Xê-út vẫn đang tồn tại đạo luật giám hộ hạn chế áp dụng cho phụ nữ. Theo đó, họ sẽ không có quyền được tự ý kết hôn, ly hôn, du lịch, mở tài khoản ngân hàng, kiếm việc, làm hộ chiếu, kinh doanh hoặc phẫu thuật mà chưa có sự đồng ý của người giám hộ mang giới tính nam.

Theo luật này, người đàn ông sẽ có quyền quản lý mọi khía cạnh và quyết định trong cuộc đời người phụ nữ. Trong trường hợp, người phụ nữ không có cha hoặc cha đã mất, chồng, anh em ruột, người thân là nam giới hoặc trong 1 vài trường hợp là người con trai sẽ có quyền giám hộ người phụ nữ.


Phụ nữ Hồi giáo trong bộ trang phục điển hình 

Dưới đây là 8 việc phụ nữ Ả-rập Xê-út không thể làm nếu không có sự cho phép của người đàn ông:

Kết hôn

Nếu một người phụ nữ muốn kết hôn, trước hết cô ấy phải xin phép người giám hộ của mình. Nếu muốn lấy một người nước ngoài, cô ấy phải có sự chấp thuận của Bộ nội vụ.

Quyền được xét xử công bằng

Phụ nữ vẫn không có quyền xét xử công bằng tại Ả-rập Xê-út. Lời khai của phụ nữ chỉ có giá trị bằng một nửa lời khai của đàn ông trong hệ thống pháp luật của quốc gia Hồi giáo này.

Điều trị y tế

Người phụ nữ không được tự ý quyết định các phương pháp điều trị y tế quan trọng như phẫu thuật hay xạ trị, sinh thường hay sinh mổ. Thậm chí, muốn phẫu thuật cấp cứu một người phụ nữ, các bác sĩ phải có được chữ ký đồng ý của gia đình, họ hàng là nam giới.

Quyền nuôi con

Nuôi con không phải là quyền của phụ nữ Ả-rập Xê-út sau khi ly hôn. Cô ấy chỉ được quyền nuôi con của mình cho đến bảy tuổi (đối với con trai) và chín tuổi (đối với con gái)

Làm hộ chiếu

Phụ nữ Ả-rập Xê-út thường không được phép ra khỏi nhà mà không có người giám hộ. Cô ấy cũng không được cấp các giấy tờ đi lại, chẳng hạn như hộ chiếu và thẻ căn cước, nếu không được sự cho phép của người đàn ông trong gia đình.

Mở tài khoản ngân hàng

Hiện nay, phụ nữ Ả-rập Xê-út đã có thể tự tìm một số công việc mà không cần phải có sự cho phép của nam giới. Tuy nhiên, họ lại không được phép mở tài khoản ngân hàng đứng tên mình. Điều đó có nghĩa là họ không có quyền kiểm soát tài chính dù cho đó là tiền họ kiếm được, trừ khi có sự đồng ý của người giám hộ.

Tự do ăn mặc

Sẽ là bất hợp pháp nếu phụ nữ ở Ả-rập Xê-út ăn mặc đẹp ra đường. Họ buộc phải mặc abaya – áo choàng dài (thường là màu đen) che kín người – bên ngoài trang phục thường ngày và trùm khăn hijab khi ở nơi công cộng.


Khi xuất hiện ở nơi công cộng, phụ nữ Ả -rập Xê-út buộc phải đeo khăn che kín từ đầu tới chân để bảo vệ đức tính khiêm tốn của họ trước mặt mọi người

Tương tác với nam giới

Ngoại trừ tại bệnh viện, ngân hàng và các trường cao đẳng/đại học y tế, phụ nữ Ả-rập Xê-út không được phép tương tác tự do với đàn ông ở ngoài xã hội. 

Năm 2013, quốc gia này còn đưa ra quy định rằng các cửa hàng thuê cả nhân viên nam và nữ phải xây tường ngăn cách để thực thi quy định.

Tại Ả-rập Xê-út, có những khu vực dành cho “gia đình” và những khu vực dành riêng cho nam giới ở nơi công cộng. Khi đến nhà hàng, trường đại học và sắp tới là sân vận động, phụ nữ chỉ được phép ngồi trong khu vực “gia đình”.


Phụ nữ đến nơi công cộng chỉ được ngồi ở khu vực gia đình 

Tất nhiên, vẫn còn nhiều điều luật vô lý nhằm hạn chế quyền lợi và phân biệt đối xử với nữ giới ở Arabia Saudi. Hiệp hội Bảo vệ và Đấu tranh cho Quyền Phụ nữ của Arabia Saudi vẫn không ngừng vận động để giành lấy những quyền cơ bản cho người phụ nữ ở đất nước này.

Năm 2015, phụ nữ được phép bỏ phiếu lần đầu tiên trong cuộc bầu cử thành phố và có 17 người được bổ nhiệm vào Hội đồng Tư vấn. Năm 2016, có 4 phụ nữ đại diện cho Arabia Saudi tham gia Thế vận hội Olympic. Năm 2017, phụ nữ được phép nộp đơn xin giấy phép lái xe và lái xe ô tô. Và có thể sang năm 2018, phụ nữ sẽ được phép đến các sân vận động bóng đá, dù vẫn phải ngồi ở khu vực “gia đình” cùng một người đàn ông (chồng, cha, anh/ em trai hoặc họ hàng).


Đây chính là quốc gia cuối cùng trên thế giới cho phép phụ nữ có được quyền lái xe

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang