Nghiên cứu mới nhất: Mẹ cho con bú càng lâu, khả năng thấu hiểu con càng cao

Nghiên cứu kéo dài suốt 10 năm của Đại học Boise State thực hiện trên 1272 bà mẹ và trẻ em cho thấy rằng những bà mẹ cho con bú càng lâu thì khả năng thấu hiểu con mình càng tốt.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi Hiệp hội Tâm lý Mỹ cho thấy lợi ích lâu dài đối với sức khỏe của bà mẹ và em bé của việc cho con bú.

Việc cho con bú từ lâu đã được chứng minh là mang đến những lợi ích tích cực cho trẻ như: tăng cường sức khỏe đường ruột, tăng hệ miễn dịch... Các nghiên cứu cũng cho thấy việc cho con bú làm giảm nguy cơ ung thư vú và buồng trứng cũng như phòng tránh chứng trầm cảm sau sinh.

Cho con bú mang đến nhiều lợi ích cho mẹ và em bé (Ảnh minh họa)

Các tác giả của nghiên cứu mới này cho biết họ rất ngạc nhiên khi thấy rằng sự kéo dài thời gian cho con bú còn làm tăng mối liên kết về tinh thần giữa mẹ và con.

Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Jennifer Weaver thuộc Đại học Boise State cho biết: “Thật ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng thời gian cho con bú làm thay đổi mối liên kết về tinh thần giữa mẹ và con. Chúng tôi đã nghiên cứu và thấy rằng có một mối liên kết kỳ lạ giữa việc cho con bú, với sự thấu hiểu đứa trẻ của người mẹ. Mối liên kết này vẫn tiếp tục tồn tại ngay cả khi thời gian cho con bú đã kết thúc”.

Nhóm nghiên cứu đã đưa ra một vài tiêu chí về sự thấu hiểu của người mẹ đối với con của mình như sau:

- Thời gian đáp ứng nhu cầu của người mẹ đối với một đứa trẻ

- Giọng điệu và cảm xúc của người mẹ

- Sự linh hoạt trong hành vi của người mẹ

- Khả năng đọc những dấu hiệu và suy nghĩ của con

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho biết có nhiều bước khác nhau mà các bà mẹ thực hiện để làm tăng hoặc giảm sự gắn kết với con cái của họ.

Nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn với 1272 người mẹ tham gia Viện Nghiên cứu Chăm sóc Trẻ sơ sinh Quốc gia về Sức khỏe trẻ em và Phát triển con người Quốc gia. Các bà mẹ được tuyển chọn từ 10 địa điểm khác nhau trên khắp nước Mỹ từ năm 1991 khi đứa trẻ sơ sinh của họ tròn 1 tháng tuổi. Họ hoàn thành cuộc phỏng vấn và trở thành một phần của mẫu nghiên cứu ban đầu.

30% trong số những bà mẹ này là người có trình độ học vấn thấp, không có bằng đại học và 13% là người Mỹ gốc Phi.

Trung bình các bà mẹ cho con bú trong 17 tuần. Có dưới 1% bà mẹ cho con bú trong 24 tháng và 29% không cho con bú. Các nhà nghiên cứu đã ghi lại thông tin về gia đình họ cho đến khi đứa trẻ đạt 11 tuổi.

Thời gian bú mẹ càng lâu thì sự tương tác và thấu hiểu giữa mẹ và con càng lớn (Ảnh minh họa)

Các bà mẹ đã được nhìn lại sự tương tác của họ với con trong các kịch bản chơi miễn phí và các nhiệm vụ đặt ra phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Khi 6 tháng tuổi, cha mẹ sẽ cùng con chơi một bộ đồ chơi và khi trẻ 4 tuổi, họ sẽ cùng hoàn thành một mê cung.

Đến khi những trẻ lên lớp 5, cha mẹ sẽ nói với con mình về một sự bất đồng có thể xảy ra và cùng con xây dựng một chiếc tháp bằng tăm.

Các nhà nghiên cứu sẽ đánh giá chất lượng của sự tương tác giữa mẹ và con, chẳng hạn như sự hỗ trợ của người mẹ, sự tôn trọng quyền tự quyết của con và mức độ mâu thuẫn. Kết quả cho thấy thời gian cho con bú càng lâu thì sự liên kết và khả năng thấu hiểu, tương tác giữa mẹ và con càng tốt.

Tiến sĩ Weaver nhấn mạnh rằng nghiên cứu này không nhằm mục đích lên án những bà mẹ không có khả năng cho con bú.

“Chúng tôi hy vọng rằng nghiên cứu sẽ giúp các bà mẹ thấy được tầm quan trọng hơn của việc cho con bú với quá trình nuôi dạy con cái.”

Các bà mẹ được khuyến khích cho con bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và tiếp tục cho bú cho đến khi trẻ được ít nhất 12 tháng. Thời gian cho con bú sẽ phát triển mối liên kết giữa mẹ và bé, đồng thời mang lại nhiều lợi ích tích cực cho trẻ.

Trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể, các protein và tế bào miễn dịch giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào mô cơ thể.

Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy rằng trẻ bú mẹ thường ít bị nhiễm virus hơn. Nếu cơ thể con bị nhiễm virus, núm vú mẹ sẽ cảm nhận được và kích thích sản sinh thêm kháng thể trong sữa mẹ để hỗ trợ cơ thể con.

Theo Daily mail

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang