Những ai kêu mỳ chính là độc hại chắc chắn chưa từng đọc thông tin này

Từ lần đầu tiên ra đời vào năm 1909, mỳ chính hay còn gọi là bột ngọt có vị umani trở thành gia vị phổ biến trong bếp ăn của nhiều gia đình. Vì được sử dụng rộng rãi nên tính an toàn và cách sử dụng hợp lý, đúng thời điểm để món ăn ngon cũng là mối quan tâm của toàn thế giới trong thời gian dài.

Một số điều bạn chưa biết về bột ngọt

Năm 1908, Giáo sư Kikunae Ikeda của trường Đại học Hoàng gia Tokyo khám phá ra rằng glutamate, một axit amin tồn tại trong các thực phẩm như hải sản, thịt, sữa…có khả năng đem lại vị ngọt đặc trưng mà người Việt Nam hay gọi là “vị ngọt thịt” quen thuộc. Từ đó ông khám phá ra cách điều chế mỳ chính, hay còn gọi là bột ngọt bây giờ.

Liên tiếp sau đó, các tổ chức Y tế như Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ (FDA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên hiệp các Hội Sinh học Thực nghiệm Mỹ (FASEB)…đã tiến hành nhiều nghiên cứu và xác định bột ngọt là một gia vị an toàn. Tại Việt Nam, Bột Y tế cũng xếp bột ngọt vào danh sách các gia vị an toàn cho người sử dụng.

Bột ngọt là loại gia vị không màu, không mùi, thích hợp với nhiều món ăn khác nhau như chiên, xào, nấu, pha nước chấm…

Bột ngọt có thể được sử dụng vào mọi thời điểm trong quá trình chế biến. Nhiệt độ nấu ăn đảm bảo an toàn cho việc sử dụng bột ngọt và giữ cho bột ngọt không bị biến đổi thành những thành phần không tốt cho sức khỏe là không vượt quá 250 độ C.

Bột ngọt có độc hại cho sức khỏe hay không?

Tại một hội thảo do Viện dinh dưỡng tổ chức tại Hà Nội, các nhà khoa học thuộc Ủy ban Kỹ thuật Glutamate quốc tế khẳng định, bột ngọt không có hại cho sức khỏe nếu con người không lạm dụng chúng.

Các chuyên gia cũng cho biết, họ đã tiến hành thí nghiệm đun bột ngọt trong 2 giờ đồng hồ ở nhiệt độ trên 300 độ C. Ở nhiệt độ này, bột ngọt bị biến đổi thành chất gây đột biến. Nhưng ở nhiệt độ sôi của nước và thức ăn hàng ngày, natri và Glutamate - hai thành phần chính của bột ngọt vẫn là những chất ổn định. 

Nhiệt độ nấu ăn thường ngày như nước sôi ở khoảng 100 độ C, dầu thực vật ở 170-200 độ C,…thấp hơn con số 250 độ C. Do đó, các bà nội trợ không nên lo lắng về khả năng biến đổi của bột ngọt trong điều kiện nấu nướng thông thường có thể gây nguy hại cho sức khỏe.

Bột ngọt có phải gia vị dùng bao nhiêu cũng được không?

Các chuyên gia tại Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 1970 cũng đưa ra khuyến cáo về liều dùng bột ngọt hàng ngày có thể chấp nhận được là 0-120 mg/kg thể trọng. Nghĩa là người có cân nặng trung bình 50kg chỉ nên ăn 6gr bột ngọt trong một ngày thôi. Và để đầu độc một người nặng 70kg thì cần liều bột ngọt lên tới 1,4kg.

Ở Việt Nam, Viện dinh dưỡng quốc gia thuộc Bộ Y tế cũng khuyến cáo trẻ em dưới 12 tháng tuổi tuyệt đối không nên ăn bột ngọt. Còn người lớn không nên ăn quá 6gr/ngày.

Bột ngọt không gây hại cho sức khỏe nếu chúng ta không ăn quá nhiều và vượt ngưỡng 6gr/ngày cho phép. Nhiệt độ nấu ăn bình thường cũng không thể khiến bột ngọt biến đổi thành các chất gây độc hại cho sức khỏe nên các bà nội trợ có thể nêm bột ngọt bất kỳ lúc nào trong quá trình chế biến. Tuy nhiên, với thức ăn ướp để làm đồ nướng thì nên duy trì nhiệt độ dưới 250 độ C- nhiệt độ cho phép của bột ngọt.

Nguồn: Tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang