Những điều mẹ cần nhớ khi cho con đi học mầm non

Xa rời vòng tay của mẹ để hòa nhập vào một môi trường mới ban đầu toàn những người không quen chắc chắn không phải là điều dễ dàng với những đứa trẻ. Ngoài việc tìm trường phù hợp, mẹ cần chuẩn bị trước tâm lý cho con để trẻ bước vào chặng đường mới suôn sẻ nhé!

Không nên cho bé đến trường quá muộn, bé còn nhỏ tuổi bạn sẽ dễ tạo thói quen cho bé hơn khi bé đã lớn. 3 - 3,5 tuổi là lứa tuổi tuyệt vời để đưa bé đi nhà trẻ vì lúc này bé đã có nhu cầu giao tiếp với những đứa trẻ khác.

Cho con giao tiếp sớm

Nhiều bố mẹ sợ con bệnh, bị ăn hiếp... nên khư khư giữ con trong nhà. Tuy nhiên, thực tế thì những đứa trẻ thường xuyên được đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều với đám đông, với môi trường ồn ào, nhộn nhịp sẽ rất bạo dạn, tự tin và không biết sợ. Ngược lại, chỉ quen sống trong không gian thu hẹp với bố mẹ ông bà sẽ khiến bé bị sốc khi một lúc làm quen với nhiều người mới. Chính vì vậy, ngay từ khi bé đủ cứng cáp, bạn có thể cho trẻ ra ngoài tiếp xúc với những đứa trẻ khác và với hàng xóm thường xuyên, cho con đi công viên, siêu thị... trẻ sẽ độc lập và tự tin hơn khi bước vào một môi trường mới. 

Hãy kể cho con nghe về lớp học 

Chuẩn bị tinh thần cho bé bằng cách nói cho bé biết lớp học thú vị ra sao, cô giáo kể chuyện hay như thế nào, xếp quần áo, balô đi học trước mặt bé để bé thích thú. Đặc biệt, mỗi khi bé không nghe lời, đừng lấy cô giáo ra dọa con sẽ khiến con bị ám ảnh không tốt. Cho bé quen với trường học bằng cách thỉnh thoảng cho bé đến trường để làm quen với không khí...  

Tập cho con tính tự lập 

Mẹ hãy kiên nhẫn dạy con tự làm một số việc cá nhân như như tự mặc quần, tự xúc ăn biết đi tất, đi giày, cài cúc áo, cúc quần… sẽ giúp bé dễ dàng hơn khi bắt đầu đi học. 

Mẹ phải cứng rắn và dứt khoát 

Con đi nhà trẻ, con khóc, mẹ cũng khóc. Đó là tình cảnh thường thấy ở “những cuộc chia ly” đầu tiên giữa mẹ và con. Đã quen với việc bảo bọc con nên không nỡ tách con ra khỏi mình suốt cả ngày, rồi thấy con khóc lóc níu tay khiến họ không nỡ rời đi. Sự dùng dằng của mẹ càng khiến đứa trẻ lưu luyến và khó “nhập cuộc”. Mẹ đừng tuyệt đối đừng mềm lòng mà chạy tới ôm con nựng con hoặc bế bé về nhà ngay, việc làm đó sẽ khiến bé biết rằng cứ khóc là sẽ không phải đi học nên việc đi học sẽ càng khó khăn hơn vào những ngày tiếp theo.

Tốt nhất, hãy ngồi xuống chơi cùng con và chơi với tất cả trẻ em khác. Sự vui nhộn của lũ trẻ cùng với những trò chơi rất hấp dẫn tại nhà trẻ sẽ khiến trẻ nhanh chóng quên bạn và tập trung vào chúng. Có thể bạn sẽ phải ở đó vài lần cho đến khi trẻ thực sự quen. Tuy nhiên chỉ vài ngày sau, việc đến lớp với trẻ sẽ không còn là vấn đề gì quá nghiêm trọng. 

Hãy hỏi con về lớp học 

Đừng quên hỏi thăm tình hình buổi học của con và lắng nghe những câu chuyện nhỏ bé mà con kể với bạn một cách thích thú. Điều đó sẽ khiến bé hào hứng hơn rất nhiều và mong ngóng buổi học tiếp theo để có chuyện hay về kể cho mẹ.

Luôn khuyến khích bé khen ngợi bé sau mỗi ngày bé đi học ngoan không khóc nhè. Bạn có thể treo thưởng cho bé nếu bé được phiếu bé ngoan bé sẽ được đi chơi hoặc một món đồ mà bé thích. Điều này sẽ khích lệ bé rất nhiều.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang