“Nói sao cho trẻ chịu nghe, nghe sao cho trẻ chịu nói” - cuốn sách gối đầu giường của cha mẹ

Có bao giờ bạn rơi vào tình huống khó xử khi các cuộc nói chuyện với con đều trở thành cuộc cãi vã. Mẹ nổi đóa vì con cãi lại, con thì bức bối vì mẹ chẳng chịu hiểu con. Tất cả sẽ được giải đáp trong “Nói sao cho trẻ chịu nghe, nghe sao cho trẻ chịu nói” của 2 tác giả Adele Faber – Elaine Mazlish.

Chắc hẳn nhiều vị phụ huynh hoang mang không biết làm sao để xử lý những cảm xúc tiêu cực của con cái? Biểu đạt nỗi tức giận của mình mà không làm tổn thương bọn trẻ? Khuyến khích con cái hợp tác trong khi chúng cứ thích "ngậm tăm"? Hay đơn giản là hòa giải các mâu thuẩn giữa 2 anh em chúng?... Nếu bạn đang rơi vào tình huống trên đây, thì bạn không nên bỏ qua cuốn sách hay ho này bởi những phương pháp dạy trẻ thực tế và đầy tôn trọng sẽ giúp bạn giải quyết hầu hết những khó khăn.


Nhờ “Nói sao cho trẻ chịu nghe, nghe sao cho trẻ chịu nói” các bậc phụ huynh không còn phải vật lộn với đám nhóc nhà mình nữa mà vẫn đạt được hiệu quả giáo dục hoàn hảo

“Con gái 4 tuổi của tôi, Marine, luôn là đứa trẻ bướng bỉnh. Nó hay chọc tôi điên tiết lên đến nỗi tôi không tự chủ được. Tuần trước tôi vè nhà đã thấy nó lấy sáp màu vẽ lung tung lên giấy dán tường phòng nó. Tôi sung máu tét cho nó một trận đòn. Sáng hôm sau, con bé đã lấy thỏi son của tôi vẽ loằng ngoằng lên tường gạch men nhà tắm.

Rất bình tĩnh, tôi hỏi, “Marine, con làm như vậy có phải là vì con điên tiết với mẹ vì mẹ đã tịch thu màu sáp của con rồi không?” -Con bé gật đầu.

- Marine, mẹ rất bực mình, khi tường bị viết lên. Mẽ sẽ phải mất rất nhiều công sức để lau sạch chúng và làm cho tường sạch lại như cũ.

Ngay sau đó, con bé bắt đầu lấy giẻ và cố lau vệt son đi. Kể từ đấy, đã hơn 1 tháng, Marine không hề vẽ bậy lên tường nữa.”

Đây là một trong số những câu chuyện về cách dạy con bằng lời nói thay vì bạo lực. Đứa trẻ có thể làm mọi thứ để khiêu khích cha mẹ trừng phạt nó bằng đòn roi. Việc sử dụng hình phạt chỉ "giúp" trẻ phát triển khả năng tránh né, thách thức và khiêu khích. Thực chất roi vọt chỉ là thứ đứa trẻ đó không cần!


Phải làm sao nếu mối quan hệ ngày càng xấu đi, trẻ có thể sẽ rơi vào “hố sâu tâm lý” nếu tình trạng tranh cãi kéo dài, khi bố mẹ nói con không nghe và con chẳng chịu nói cùng bố mẹ những điều muốn chia sẻ

Khi thực hiện cuốn sách, 2 tác giả chia sẻ rằng: Bởi chỉ những câu chuyện về kỹ năng mới thay đổi cách chúng ta đối xử với con cái của chính mình, từ đó nắm bắt được tinh thần ẩn sau những kỹ năng ấy và khuyến khích bố mẹ ứng biến những phương pháp của chính họ. Không thuyết giảng hay chỉ giáo, cuốn sách chỉ kể những câu chuyện.

Mỗi tình huống trong sách là câu chuyện xảy ra hàng ngày và cách tiếp cận xử lý không gây tổn thương cho trẻ. Đọc mới thấy hàng ngày cha mẹ “hổ báo” thế nào với con mình. Khi con than mệt thay vì hỏi tại sao con mệt, bạn lại nổi cáu rằng “Con không hề mệt!” Nếu như chậm lại một nhịp, hỏi khẽ con rằng “Con cảm thấy như thế nào?” thì có lẽ cuộc nói chuyện đã không đi vào bế tắc, mẹ sẽ không nổi nóng và con sẽ không “ghét” mẹ.

Nếu bạn đang muốn cải thiện mối quan hệ với con trẻ, xây dựng cuộc sống gia đình hòa thuận và hạnh phúc thì đây chính là cuốn bí kíp hoàn hảo nhất!

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang