Thu nhập 8 triệu, đưa mẹ chồng 2 triệu tiền ăn bị chê ít, mẹ bầu đăng đàn cầu cứu chị em

Sống chung với mẹ chồng nên đưa mỗi tháng bao nhiêu tiền là chủ đề không mới, nhưng luôn luôn được nhiều chị em quan tâm.

Trên một diễn đàn tâm sự của phụ nữ, vấn đề tế nhị này gần đây lại được đưa ra thảo luận sôi nổi với nhiều ý kiến tranh cãi gay gắt.

Câu chuyện bắt đầu từ dòng chia sẻ của một nàng dâu mới có tên FB là A.L.Đ: “Các mẹ ở chung với bố mẹ chồng đưa bao nhiêu 1 tháng ạ. Nhà em ở quê, hai vợ chồng đi làm tháng mỗi người được 4 triệu, tổng là 8 triệu. Em bầu đi làm xa lại phải tẩm bổ, khám thai, xét nghiệm định kì,… Trưa 2 vợ chồng ăn ở công ty. Đại loại là 2 vợ chồng chỉ ăn ở nhà 1 bữa. Như vậy theo các mẹ thì nên đưa bao nhiêu. Thật sự là bọn em sắp sinh em bé nên cũng muốn tiết kiệm để sinh con.

Tháng trước em đưa cho mẹ chồng 2 triệu coi như là tiền ăn. Mẹ em tỏ vẻ chê ít, cầm xong không thèm đi chợ luôn. Em lại phải bỏ tiền đi chợ về cho cả 6 người ăn (bố mẹ chồng, 1 chị chồng, 1 em chồng, và 2 vợ chồng). Theo các mẹ thì phải đưa tận bao nhiêu thì bà mới chịu đi chợ, trong khi đó vợ chồng em còn phải ăn trưa văn phòng, xăng xe, khám thai, tẩm bổ, bạn bè, tiết kiệm....khó khăn còn đủ bề…”

Vấn đề này nhanh chóng thu hút vài ngàn lượt comment bày tỏ ý kiến cũng như chia sẻ về hoàn cảnh tài chính hiện tại của mình. Nhiều chị em cũng tranh cãi gay gắt với nhau về tình huống “đưa tiền cho mẹ chồng lại bị chê ít” ở trên.

Nhiều chị em cho rằng, đưa 2 triệu 1 tháng cho mẹ chồng như thế là hợp lý rồi, vì cuộc sống ở quê không đắt đỏ như thành phố. Hơn nữa gia đình chồng cô gái còn có chị em và bố mẹ chồng nữa nên trách nhiệm cần san sẻ cho mọi thành viên.

Mẹ N.T bình luận: “2 triệu 1 bữa là ổn rồi, vợ chồng bạn chỉ ăn 1 bữa thôi mà.”

Bạn T.M đồng tình: “Mình nghĩ 2 triệu 1 bữa ăn là hợp lý. Vì vợ chồng bạn tối mới về. Bạn đang sinh nở cũng cần tiết kiệm phòng thân chứ. Nhà còn chị em chồng đấy, có đóng góp gì không hay ý bà là vợ chồng bạn phải nuôi tất. Nếu thế thì chuyển ra ngoài sống cho thoải mái tinh thần.”

Ngược lại với các quan điểm này, mẹ H.N.N lại cho rằng, nếu bố mẹ chồng không có thu nhập thì đưa thêm coi như phụ giúp bố mẹ. Gia đình khá giả chẳng nói làm gì, bố mẹ già rồi không dựa vào con cái lấy gì mà ăn.

Bạn L.B.P cũng đóng góp: “Tuy ăn ở nhà 1 bữa, nhưng còn tiền điện, nước...bla..bla.. 2 triệu không ít cũng không nhiều. Tuỳ theo hoàn cảnh mỗi gia đình thôi. Có gia đình khá giả bố mẹ chẳng lấy tiền sinh hoạt phí. Có gia đình thì sống dựa con. Nên thông cảm cho ông bà bạn ạ.”

Về quan điểm này, chủ thớt vội vàng vào bổ sung thêm thông tin cho các mẹ cùng thảo luận.

“Các chị ơi, mắm muối, dầu ăn,xà phòng…cái gì mình cũng lo hết, tiền mạng, điện cũng thế. Nhưng đưa 2 triệu bà vẫn cầm mà bà không đi chợ, mình lại phải tự bỏ tiền lương của mình đi. Vì chồng lương 5 triệu, xăng xe, ăn trưa của chồng cũng hết 2 triệu, đưa bà 2 triệu, linh tinh 1 triệu. Thế bầu bì đẻ đến nơi rồi mà không  giúp được con thì thôi, bà lại muốn con dâu đi chợ cho nhà như thế. Mà chưa kể chồng mình mới đi làm được 1 tháng này, tháng trước đi học. Toàn bộ thời gian mang thai 1 mình mình lo liệu hết nhé.

Đến đây thì thật là khó xử. Mẹ chồng hay nàng dâu đều có lý lẽ riêng của mỗi người. Tuy không thể khuyên cô gái nên làm thế nào hợp cả tình lẫn lý nhưng chị em vẫn vui vẻ chia sẻ câu chuyện hiện tại của gia đình mình. Để từ đó, cô con dâu sẽ tự tham khảo và đưa ra quyết định của mình.

Mẹ T.T comment: “Em tháng làm được 3 triệu. Nên em chỉ đưa có 1triệu thôi. Tháng nào được lương nhiều hơn tí em đưa thêm 500k nữa. Em cũng 1 bữa ở nhà thôi. Còn 2 triẹu em để mua bỉm sữa, thỉnh thoảng đi chợ mua sắm vặt cho gia đình.”

Mẹ H.G tỉ mỉ chia sẻ cả bảng chi tiêu cá nhân của mình.

“Tớ ở nhà mẹ đẻ ở Hà Nội, có 4 người tất cả. Chi tiêu như sau:

- Tiền ăn nhà tớ trung bình là 100-120k/bữa (chỉ ăn tối vs nhau. Sáng trưa ai cũng đi làm nên tự túc hết ) => Góp 2triệu tiền ăn.

- Tiền điện (1triệu) + nước 100k + cáp 300k => Mình trả 1 triệu điện.

Tổng là 3triệu/tháng chưa kể thi thoảg mời bố me đi ăn hay tiêu lặt vặt hoặc đóng góp sửa chữa vặt. Lương 2 vợ chồng có 12triệu/tháng nên tạm thời chỉ định đóng góp như vậy. Sau khá hơn thì tính sau.”

Mẹ H.P.N: “Lương chồng tớ 4 triệu, lương tớ 6 triệu. Có tháng tớ đưa 3triệu, có tháng đưa 4triệu. Mà cũng chỉ ăn 1 bữa ở nhà. Thế mà bà còn kêu ít. Lương chồng tớ thì để đóng học với mua sữa bỉm. Lương tớ thì tớ góp. Vậy mà cứ muốn hơn nữa. Mệt mỏi.”

Ngoài ý kiến này, các mẹ cũng khuyên cô gái nên để chồng thảo luận với mẹ những chuyện tế nhị này. Mình là phận con dâu, nói với bà không hợp lý sẽ dẫn đến mâu thuẫn không đáng. Nhiều mẹ thì khuyên nên suy nghĩ về việc gia riêng. Nhưng nếu có điều kiện thì tốt, chứ lương 2 vợ chồng 8 triẹu/tháng với các khoản đau đầu, rồi sắp sinh con…thì không mấy dễ dàng. Thế nên tốt nhất chủ thớt nên nhịn đi thì ổn hơn.

Trong số những comment này, nổi lên một bình luận của cô gái hãy còn độc thân. Tuy chưa trải qua cuộc sống hôn nhân nhưng góp ý của bạn cũng không phải không có lý.

“Em chưa kết hôn, nhưng đọc mấy còm của các mẹ ở trên thì hiểu lí do vì sao li hôn nhiều đến thế. Ngươì khuyên không đưa, kẻ thì chê mẹ chồng ghê gớm so với mẹ chồng họ. Các chị chẳng vun vào mà cứ vun ra là sao thế. Mẹ chồng thớt bị cho là ghê cũng lẽ thường, thế mới là xã hội.

Vợ chồng của thớt, e nghĩ thế này. Ở riêng được là tốt nhất. Nếu ở quê, thức ăn, rau cỏ rẻ, chị đưa ngần ấy cũng hợp lý rồi. Cơ mà tỉ tê với bà vài câu. Rằng cũng muốn đưa thêm để bà thoải mái trong chi tiêu, nhưng giờ sắp sinh, thu nhập 2 vợ chồng cũng có hạn, nên chúng con chỉ có thế, thừa thiếu thế nào thì xin. 

Lời nói chẳng mất tiền mua, huống hồ đấy cũng là mẹ của chồng chị. Chứ nếu chị đưa nhiều, mẹ chồng có thể vui hơn nhưng chị lại mặt nặng mày nhẹ cũng không vui vẻ gì.”


Ảnh minh họa

Theo nhiều người, bố mẹ vất vả nuôi con cả đời nên việc đóng góp tiền sinh hoạt cũng là điều nên làm. Đó là thể hiện trách nhiệm của người làm con. Kể cả bố mẹ khá giả, không đòi hỏi, thì đạo làm con cũng phải đóng góp.

Trường hợp cha mẹ khó khăn, đương nhiên con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng. Khi đó, 2 vợ chồng cần bàn bạc kỹ và cân nhắc với mức độ chi tiêu của cha mẹ để đưa cho hợp lý. Với cha mẹ có thu nhập nhưng chi tiêu ỷ lại con cái cũng là không nên.

Dù có thế nào thì việc đóng góp này nên xuất phát từ cái tình, cái tâm của các thành viên trong gia đình. Đó mới là sợi dây để nhiều thế hệ chung sống vui vẻ với nhau.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang