#Tôi đi đẻ: Mẹ 8X chia sẻ chuyện sinh con sướng như tiên tại Nhật - Thiên đường là có thật

Là một trong những quốc gia có tỉ lệ sinh thấp nhất thế giới nhưng Nhật Bản là quốc gia có chế độ chăm sóc thai sản đặc biệt tốt. Vừa may mắn có trải nghiệm tuyệt vời khi sinh con tại Nhât, chị Trần Thu Huyền đã có những chia sẻ hết sức chi tiết.

Thông tin về nhân vật
   Tên mẹ: Trần Thu Huyền
   Tuổi 37
   Địa chỉ: Tỉnh Tochigi (Nhật Bản)
   Tên bé: Yumi
   Ngày sinh: 17/11/2017

Không phải là người học tập, làm việc tại Nhật, chị Huyền sang đây theo chồng khi anh đi công tác nên khi quyết định sinh bé thứ hai, chị khá phân vân về việc sinh tại đây. Thậm chí, chị còn từng có ý định về Việt Nam sinh con. Tuy nhiên, sau ba năm ở Nhật và mong muốn sinh con tại một quốc gia khác, chị Huyền đã thử và cảm thấy đây là một trải nghiệm hết sức tuyệt vời.

Chị Huyền không giấu vẻ bất ngờ, vui thích khi kể lại hành trình mang thai của mình khi ở Nhật: “Lần đầu tiên làm chuyện ấy nơi xứ người, cảm giác thật khó tả quá, nhiều bất ngờ. Khi biết tin, nhà nước, bác sĩ viết giấy chúc mừng gia đình. Thành phố cho người xuống trực tiếp nói chuyện với mẹ bé về tâm tư, nguyện vọng, lo lắng của gia đình rồi tặng sổ tay theo dõi mẹ và bé, tặng quà cho bé để khi chào đời bé có thể sử dụng được luôn. Mẹ thì được tặng 14 phiếu khám cho 14 lần khám trong thai kì, tặng phiếu khám sau sinh, chăm sóc sức khỏe cho mẹ, được tặng móc khóa để mẹ mang theo bên mình mỗi khi ra ngoài để được hưởng sự ưu đãi từ dịch vụ công cộng. Không chỉ thế, mẹ còn được tặng thẻ mua đồ luôn được giảm giá có bé đến tận năm 18 tuổi và nhiều sách hướng dẫn chăm sóc bé, chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ và bé, tài liệu dành cho bố... 

Móc khóa mà chị Huyền được tặng để được ưu tiên khi sử dụng các phương tiện công cộng

2h30 sáng ngày 17 tháng 11, chị Huyền đau lâm râm ở bụng và tưởng mình vỡ ối nên vào viện để chuẩn bị sinh. Người bạn thân người Nhật của chồng chị Huyền làm việc chính là người đã trực tiếp lái xe đưa mẹ chồng và hai vợ chồng chị vào viện. 

Mặc dù trên đường đau là thế nhưng khi vào viện thì chị lại thấy hoàn toàn bình thường, cứ như giả vờ. Chị Huyền được sắp xếp vào phòng chờ sinh và theo dõi mẹ và bé bằng máy. Ấn tượng đầu tiên của chị Huyền là phòng rất gọn gàng, sạch sẽ. “Dịch vụ thì tốt đến mức không tưởng tượng được luôn. Họ chuẩn bị cho cái ipad để truy cập mạng, có cần gì thì chỉ ấn chuông là có người giúp đỡ liền. Phòng tắm thì như cung điện. Khi vào viện thì họ tặng cho mình một túi xách, trong đó gồm áo choàng. Băng vệ sinh đai nịt của mẹ, dụng cụ vệ sinh rốn cho bé, hộp gỗ lim cất cuống rốn (theo phong tục của Nhật, lưu trữ cuống rốn của bé vào hộp này sẽ giúp bé tránh được tà ma, xua tan âm khí”, chị Huyền nhớ lại về ngày đầu nhập viện chờ sinh của mình.

Cả ngày đầu tiên nhập viện, ung dung, sung sướng đến tận tối mà vẫn chưa có cơn đau đẻ nên vợ chồng chị Huyền xuống lễ tân xin về thì bác sĩ nhất quyết không cho về. Vậy là đêm đó mẹ chồng chị ở lại với chị, nhưng vì phòng có một giường đơn, hai người nằm không được nên bác sĩ đã chuyển chị qua phòng sinh luôn. Đêm hôm ấy, chị vẫn chỉ đau râm râm nhưng đến tầm 2h30 sáng thì bắt đầu có cơn đau dồn dập. Chồng chị được gọi tới và được vào phòng sinh cùng với vợ. Tới 10h sáng, chị đau tới mức chịu không nổi nữa muốn xin mổ nhưng bác sĩ nhìn máy theo dõi nói với chị rằng đang rất thuận lợi để sinh.  Mặc dù chỉ là sinh thường nhưng có tới hai bác sĩ và hai y tá tham gia hỗ trợ chị sinh. Trong quá trình sinh, chị luôn nhận được những lời khích lệ, động viên. Có lẽ, vì thế mà chị có thể sinh bé nặng tới 4kg thành công. Ngay sau khi sinh, bé nhà chị đã được da tiếp da với mẹ và chị được chuyển về phòng chăm sóc sau sinh ở năm ngày.

Bé được da tiếp da với mẹ ngay sau khi sinh

Hàng ngày, cơm nước được phục vụ tận giường, không có món nào trùng lặp. Nhà bếp còn lấy ý kiến chị về thực đơn xem đã hài lòng chưa, món nào thích nhất, món nào dở nhất. Thậm chí, gia đình chị còn được tặng bánh kem chúc mừng hai mẹ con đã vượt cạn thành công. Cũng chính  người bạn đã đã lái xe ở hai vợ chồng chị đi đẻ  là người đã đặt tên cho bé nhà chị là Yumi.

Một số món ăn chị Huyền dùng khi nằm viện

Ban ngày, cơm nước chu đáo, tận tình thôi chưa đủ. Đến tối, bé Yumi cũng được các y tá chăm sóc, đến cữ bú thì mang tới cho mẹ, sau đó mẹ được nghỉ ngơi. Ngày thứ ba ở viện, chị Huyền bị tắc tia sữa nên muốn bé ở lại với mẹ một đêm. Suốt đêm đó, y tá sang hỏi thăm liên tục và vẫn muốn mẹ nghỉ ngơi nên mang bé đi chăm sóc. 

Không phải kiêng cữ như ở Việt Nam nên một ngày sau sinh, chị Huyền đã được khuyến khích tắm gội. Vì chị có vẻ vẫn còn đau nên y tá muốn giúp nhưng chị ngại nên từ chối. Khi tắm cho bé, y tá hướng dẫn rất tận tình cho bố của Yumi để anh có thể làm cho mẹ bé nghỉ ngơi sau này. “Một tuần ở viện sinh con mà cứ như một tuần ở thiên đường ấy”, chị Huyền chia sẻ về quá trình sinh con tại Nhật của mình. 

Bố của bé Yumi đã tự tin tắm cho con sau khi được hướng dẫn 

Chi phí cho một lần sinh thường như của chị Huyền tại đây vào khoảng 100 triệu nhưng vì chị có bảo hiểm y tế nên số tiền thực tế phải chi trả chỉ còn 16 triệu. Quả thật, với những dịch vụ tuyệt vời mà chị Huyền được hưởng thì đúng là ai cũng muốn được sinh con tại Nhật, phải không các mẹ?

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang