#Tôi đi đẻ: Mẹ Shin chia sẻ bí quyết sinh con thần tốc trong vòng chưa đến 30 phút

Đã hơn 1 tuần kể từ khi sinh bé Shin, nhưng chị Mai Lệ Huyền vẫn còn nhớ như in khoảnh khắc đón con chào đời. Chị không ngờ là ca sinh nở của mình lại diễn ra nhanh như vậy, tất cả chỉ trong chưa đến 30 phút.

Chia sẻ về bí quyết để có kỳ sinh nở dễ dàng và nhanh chóng, chị Huyền cho biết để sinh dễ như vậy ngoài yếu tố cơ địa thì chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi trong suốt thai kỳ là rất quan trọng.

Chị Huyền vừa vượt cạn thành công với ca sinh nở dễ dàng và nhanh chóng

Chị Huyền chia sẻ quá trình mang thai sức khỏe của chị rất yếu, dễ bị động thai và vô cùng mệt mỏi. Giai đoạn thai nghén của chị kéo dài tới 4 tháng và rất nặng nên chị hầu như không ăn được nhiều. Để đảm bảo sức khỏe chị thường cố gắng ăn thêm ngũ cốc, các loại trái cây và một chút bánh quy để giữ sức. Theo chị Huyền, giai đoạn nghén bà bầu không nên cố gắng nhồi nhét quá, ăn được đến đâu thì ăn. Bởi nếu ăn cố quá càng gây co thắt dạ dày và kích nôn, vừa khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi lại tổn hại đến dạ dày. Tốt nhất, bà bầu chỉ nên ăn lượng vừa phải, khi cảm thấy không muốn ăn nữa có thể dừng và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để ăn.

Bụng bầu của chị Huyền khá lớn nhưng cơ thể mẹ không hề tích mỡ 

Nếu có dấu hiệu động thai, bà bầu nên nghỉ ngơi tuyệt đối cho đến 12 tuần của thai kỳ là tốt nhất. Bởi nếu cố gắng vận động, đi lại sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi trong bụng. Các mẹ đừng so sánh ngày xưa với bây giờ, bởi trước đây phụ nữ thường xuyên phải lao động nặng nên sức chịu đựng của cơ thể tốt hơn. Còn hiện tại đa số chị em làm các công việc nhẹ nhàng hoặc việc văn phòng nên khả năng chịu đựng của cơ thể cũng yếu hơn rất nhiều. Nếu chỉ vì so sánh với ngày xưa mà cố gắng vận động hoặc đi lại quá nhiều sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi.

Trong thai kỳ bà bầu nên chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng, tránh để cơ thể tăng cân quá nhiều sẽ rất nặng nề và gây khó khăn cho việc sinh nở, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ các bệnh trong thai kỳ.

Trong suốt thai kỳ, chị Huyền chỉ tăng 12kg, cơ thể mẹ không tích mỡ, em bé sinh ra được 3kg. Theo lời bác sĩ đây là cân nặng đạt chuẩn, mẹ khỏe con khỏe và sinh nở dễ dàng. Các mẹ không nên tham con quá to bởi sẽ khiến việc sinh con gặp nhiều khó khăn, con lại dễ gặp phải nhiều nguy cơ bẩm sinh.

Thực đơn dinh dưỡng

Về chế độ dinh dưỡng, chị Huyền gợi ý thực đơn hàng ngày cho các bà bầu như sau:

Bữa sáng:

7h: phở/bún/xôi/chè/bánh mì/trứng ốp

30 phút sau ăn: hoa quả tráng miệng

9h: 1 cốc sữa tươi không đường.

Chè vừng đen chị Huyền tự nấu

Bữa trưa:

11 – 12h: 1 bát cơm trắng kèm thức ăn như thịt, cá, rau xanh, súp canh (Chỉ nên ăn vừa đủ, không ăn quá no).

Sau 30 phút: Hoa quả tráng miệng.

Bữa chiều:

15h: 1 cốc ngũ cốc pha với sữa nóng không đường. Nếu mẹ muốn ngọt thì cho thể cho thêm một chút sữa đặc, nhưng không nên cho quá nhiều bởi bà bầu cần hạn chế ăn ngọt trong thai kỳ.

17h: trứng vịt lộn hoặc gà ác tần (con nhỏ), bánh mì chấm sữa hoặc 1 - 2 quả trứng.

Bột ngũ cốc tự làm

Bữa tối:

19h30: 1 bát cơm kèm thức ăn như thịt, cá, rau xanh, súp canh (Cũng không ăn quá no mà chỉ ăn vừa đủ)

30 phút sau ăn: hoa quả tráng miệng

21h: ngũ cốc pha với sữa nóng (Món ăn này rất tốt cho phụ nữ mang thai, giúp giảm táo bón hiệu quả nên các bà bầu cố gắng ăn nhé).

Bột ngũ cốc bà bầu có thể tự xay từ các loại hạt đỗ đen, đỗ xanh, đỗ tương, đỗ đỏ, hạt sen, gạo lứt, óc chó sao cho tổng cân nặng là 1kg. Thêm vừng đen rang chín, xay nhỏ và yến mạch xay nhỏ mỗi loại 500g trộn chung vào các loại hạt trên. Ngũ cốc sau khi xay cho vào túi  hoặc lọ sạch, đóng gói kỹ, để nơi khô thoáng để bảo quản và dùng dần.

Phòng ho, cảm cúm trong thai kỳ

Trong quá trình mang thai, bà bầu cần giữ sức khỏe thật tốt để tránh phải sử dụng thuốc gây ảnh hưởng tới em bé. Chị Huyền đã chia sẻ những bí quyết hay giúp bà bầu phòng tránh ho, cảm cúm trong thai kỳ.

Mỗi khi giao mùa hay thời tiết trở trời, chị thường chuẩn bị một nồi nước xông đun từ vỏ bưởi và sả rồi xông hít qua đường mũi, họng (lưu ý là nước xông không quá nóng để tránh bỏng), xông như vậy trong khoảng 10 phút. Chị còn đun nước từ rượu, gừng và muối để ngâm chân giúp lưu thông khí huyết và giảm mệt mỏi. Nhờ áp dụng phương pháp này nên suốt cả thai kỳ chị Huyền không hề bị lây các bệnh cúm, sốt hay ho.

Chăm sóc cuối thai kỳ giúp em bé ra đời dễ dàng

Từ tuần 36 – 37 của thai kỳ chị Huyền bắt đầu ăn nhiều ngũ cốc và mè đen hơn. Mỗi ngày chị uống 2 cốc ngũ cốc hoặc ăn 2 chén chè vừng đen cộng thêm một quả dứa nhỏ.

Nước ép dứa uống vào tuần 39 của thai kỳ

Đến tuần 39 thay vì ăn dứa, chị ép 5 – 8 quả dứa lấy nước cốt và uống trong ngày. Việc uống nước ép dứa giúp cổ tử cung mở khá nhanh, chị không chuyển dạ lâu, không mất sức và sinh con rất dễ dàng. Lần sinh bé Shin vừa rồi, chị nhập viện lúc 9h40 thì đến 10h06 đã sinh bé thành công. Trước đó chị cũng không bị rỉ ối hay đau bụng quằn quại kéo dài. Lần đó đi sinh vì cổ tử cung mở nhanh và mẹ đẻ dễ quá nên bác sĩ còn không kịp gây tê hay giảm đau, chỉ đeo vội được chiếc găng tay thì đầu em bé đã ra rồi. Sau 5 hơi rặn chị Huyền đã vượt cạn thành công, hai vợ chồng nhìn con mà rơi nước mắt vì niềm hạnh phúc vỡ òa.

Chị Huyền vượt cạn thành công và sinh bé Shin khỏe mạnh

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang