Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị ọc sữa có nên cho bú lại và làm sao để trẻ hết nôn trớ?

Mặc dù là tình trạng thường thấy ở trẻ nhỏ nhưng nôn trớ cũng mang đến cho các bố mẹ ít nhiều lo lắng. Nhiều mẹ vẫn bày bỏ sự băn khoăn như trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị ọc sữa có nên cho bú lại không hay làm sao để trẻ hết nôn trớ? Để giải đáp những câu hỏi này, đầu tiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến bé nôn trớ cùng những tác hại có thể xảy ra nếu tình trạng này kéo dài.

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ thường xuyên nôn trớ

Tình trạng thức ăn trào ngược từ dạ dày ra ngoài miệng ở trẻ nhỏ được gọi là ọc sữa hoặc nôn trớ. Quá trình này xảy ra do dạ dày của bé còn nằm ngang, thể tích nhỏ và cơ thắt dưới thực quản thường xuyên mở ra. Đặc điểm sinh lý này khiến thức ăn ứ đọng trong dạ dày nên trẻ dễ bị nôn trớ mỗi khi ho, vặn mình hoặc bú quá no.

Tác hại khi bé nôn trớ

Mỗi khi nôn trớ, dạ dày non nớt của bé buộc phải co thắt liên tục để đẩy thức ăn ra ngoài, chính điều này đã khiến bé khó chịu và quấy khóc, thậm chí còn dẫn đến những tổn thương cho hệ tiêu hóa. 

Nôn trớ khiến bé khó chịu, quấy khóc

Bên cạnh đó, ngay cả người trưởng thành cũng thấy mệt mỏi sau khi nôn nên rất dễ hiểu khi bé thường kiệt sức, mệt mỏi sau ọc sữa, từ đó dễ biếng ăn.

Nghiêm trọng hơn, nôn trớ trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bé không hấp thu đủ dưỡng chất, sức đề kháng suy yếu, do đó bé hay bị ốm vặt, dễ mắc các vấn đề về tiêu hóa và suy dinh dưỡng. Mẹ cần biết rằng những năm đầu đời chính là giai đoạn vàng giúp bé phát triển trí não. Nếu giai đoạn này không được bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu, học hỏi của bé trong tương lai.

Vì không được hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng, những trẻ hay nôn trớ nhiều thường có xu hướng nhẹ cân và có đề kháng yếu

Mách mẹ cách giải quyết tình trạng nôn trớ ở trẻ nhỏ

Khi bé bị nôn trớ, mẹ nên để bé nằm nghiêng hoặc từ từ đỡ bé ngồi dậy để tránh chất nôn tràn vào khí quản gây sặc. Từng có trường hợp bé nôn trớ khi nằm ngửa nên bị khó thở, dẫn đến tím tái cả người và thậm chí là ngừng thở.

Sau đó, chắc hẳn nhiều mẹ sẽ thắc mắc rằng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị ọc sữa có nên cho bú lại không? Câu trả lời là không vì điều này sẽ khiến dạ dày của bé hoạt động quá sức, vô tình khiến bé nôn nhiều hơn kèm theo tâm lý sợ ăn uống. Thực tế, để khắc phục triệt để các tác hại có thể xảy ra cho sức khỏe của bé, mẹ cần tìm một giải pháp giảm nôn trớ hiệu quả. Đó chính là cơ chế “Làm sánh sữa”.

Cơ chế "Làm sánh sữa" là gì?

"Làm Sánh Sữa" là cơ chế được áp dụng vào những loại sữa phù hợp cho trẻ nôn trớ trào ngược, hoạt động với nguyên tắc: bổ sung tinh bột đặc biệt vào sữa, khi gặp axit dạ dày thì sánh lại, giúp sữa được làm đặc hơn, từ đó lưu lại trong dạ dày lâu hơn, làm giảm tình trạng nôn trớ mà vẫn đảm chất dinh dưỡng trong sữa. Thực chất, nó đã được áp dụng trong một số sản phẩm dinh dưỡng nước ngoài, và nay mới "du nhập" về Việt Nam thông qua bài viết giới thiệu trên trang của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia.

Đây là cơ chế đã tuân theo hướng dẫn tiêu chuẩn của Codex – là cơ sở khoa học của những nghiên cứu lâm sàng từ Viện Dinh Dưỡng nên mẹ hoàn toàn có thể tin cậy

Khi được áp dụng cho các sản phẩm sữa, cơ chế này chứa hàm lượng tinh bột nhỏ hơn 2g/ 100 ml để phù hợp với tiêu chuẩn của Codex, là tiêu chuẩn thức ăn theo công thức cho trẻ (*). Tiêu chuẩn Codex  cũng là cơ sở khoa học để tiến hành các nghiên cứu lâm sàng của Viện Dinh Dưỡng cho các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, nên mẹ có thể yên tâm về tính hiệu quả và an toàn.

Bố mẹ chính là những “bác sĩ” thân thuộc nhất của bé. Vì vậy, các ông bố và bà mẹ nên trang bị kiến thức để có những nhìn nhận đúng về nôn trớ, hiểu được trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị ọc sữa có nên cho bú lại hay không, và phương pháp khắc phục tình trạng này. Mong rằng bài viết trên đây có thể giúp mẹ chọn được đúng sản phẩm dinh dưỡng giúp bé không còn khó chịu vì nôn trớ. Chúc mẹ thành công và chăm bé thật tốt nhé!

(*) http://hethongphapluatvietnam.net/tieu-chuan-quoc-gia-tcvn-7108-2008-codex-stan-72-1981-rev-1-2007-ve-thuc-an-theo-cong-thuc-danh-cho-tre-so-sinh-va-thuc-an-theo-cong-thuc-voi-cac-muc-dich-y-te-dac-biet-danh-cho-tre-so-sinh.html

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang