Tuyệt chiêu giúp thai nhi tăng cân tốt mà mẹ vẫn mi nhon

Nếu chẳng may bị bác sĩ kết luận thai nhi nhẹ cân thì mẹ bầu cũng đừng nên lo lắng quá nhé.

Đa số trường hợp thai thiếu cân là do chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu chưa hợp lí. Nếu vào từng giai đoạn thai kì khác nhau mẹ bầu có cách ăn uống và bổ sung dinh dưỡng khác nhau có thể giúp thai nhi tăng cân và phát triển một cách toàn diện nhất.


Bầu mà dáng vẫn đẹp chính là ước mơ của nhiều phụ nữ

Những nguy cơ khi mẹ bầu bị thừa cân:

-    Mẹ bầu thừa cân trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sẩy thai, chết lưu hoặc sinh non

-    Béo phì có thể dẫn đến hiện tượng cao huyết áp, tiểu đường, hoặc tiền sản giật cho phụ nữ

-    Mẹ bầu béo phì dễ khiến em bé dị tật bẩm sinh và khó khăn khi siêu âm, chẩn đoán.

-    Tăng nguy cơ máu đông, nhiễm trùng, khó gây mê khi sinh nở

-    Giảm cân sau sinh sẽ rất vất vả nếu tăng cân quá nhiều trong thai kỳ

Việc tăng cân khi đang mang thai là điều không thể tránh khỏi để bảo vệ sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh, tử cung, nhau thai và nước ối. Lượng cân nặng này sẽ biến mất sau khi em bé chào đời. Các chuyên gia cũng kiến nghị mức tăng cân phù hợp với dáng vóc người phụ nữ Việt Nam là từ 10-14 kg. Đây là mức tăng cân tiêu chuẩn an toàn. Nhưng nếu bạn đang thừa cân, bạn chỉ nên tăng từ 7-7,5kg. 

Ăn như thế nào để vào con mà không vào mẹ?

Có đến 80% phụ nữ mang thai trải qua triệu chứng ốm nghén, nhất là 3 tháng đầu khiến một số mẹ bầu bị giảm cân, vì vậy thời gian này, mẹ bầu nên chú ý ăn nhiều bữa trong ngày, số lượng mỗi bữa ít, chọn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, tránh xa thức ăn có mùi khó chịu. Sau khi ăn bị nôn thì khoảng 5 - 10 phút lại ăn lại nhưng số lượng ít hơn lần trước. Chú ý uống bổ sung axít folic, vitamin và muối khoáng, bù đủ nước.

3 tháng giữa và 3 tháng cuối là thời kì thai nhi phát triển nhanh chóng, nhu cầu dinh dưỡng là khá cao vì vậy các mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng tăng gấp 2-3 lần bình thường. Một bữa ăn của phụ nữ mang thai cần ăn thêm tương đương 1 bát cơm, 30g thịt hoặc 1 quả trứng và 3 bánh bích quy dinh dưỡng có tăng cường đa vi chất dinh dưỡng hoặc 1 cốc sữa mỗi ngày.

Bên cạnh đó, đừng quên những nguyên tắc sau để thai nhi tăng cân tốt nhưng cân nặng của mẹ không vượt chuẩn quá nhiều mẹ nhé!

Hãy chia nhỏ bữa ăn

Đừng chỉ chăm chăm vào 3 bữa chính như thông thường, thay vào đó, hãy thêm vào 3 bữa phụ. Việc này không chỉ giúp mẹ kiểm soát cân nặng tốt mà còn có thể hạn chế được các triệu chứng trong thai kỳ như ốm nghén, đầy hơi, khó tiêu,… Trong mỗi khẩu phần ăn của mình, mẹ nên chia các nhóm dinh dưỡng theo tỉ lệ này: 25% protein + 25% tinh bột + 50% rau củ.

Đảm bảo cung cấp đủ 3 lít chất lỏng mỗi ngày

Chất lỏng này bao gồm nước lọc, sữa , nước ép, canh… Tuy nhiên, mẹ bầu nên nhớ dù nước ép trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe mẹ bầu, tuy nhiên, lượng đường cao trong nước ép là nguyên nhân khiến mẹ bầu tăng cân nhiều. Vì vậy, mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên uống một ly nước ép, khi pha không cho quá nhiều đường và sữa đặc.

Tập luyện thường xuyên

Bắt đầu mang thai không có nghĩa bạn ngừng vận động. Lời khuyên của các chuyên gia là sản phụ nên ăn tối trước 20 giờ và chờ khoảng 1-2 giờ sau mới nên đi ngủ. Trong thời gian này, mẹ nên dành khoảng 30-45 phút để đi dạo quanh nhà. Việc này không chỉ giúp mẹ giữ được vóc dáng thon gọn trong thai kỳ, giảm nhẹ gánh nặng mang tên “giảm cân sau sinh” mà nó còn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, khiến cho việc hấp thụ dưỡng chất trở nên dễ dàng hơn, đồng thời hạn chế được các triệu chứng trong thai kỳ như táo bón, chuột rút, mất ngủ, đau lưng khi mang thai,…

Sử dụng chanh như một gia vị

Nếu hay ăn món rau trộn mayonnaise nhưng sợ nhanh chóng tăng cân mất kiểm soát mẹ bầu nên sử dụng những loại gia vị tự chế như một chút nước sốt dầu oliu, nước cốt chanh, các loại thảo mộc như hạt tiêu đen, hỗn hợp muối biển… Cách chế biến đồ ăn này sẽ khiến mẹ không bị tăng cân quá nhiều bởi chanh có tính axit mạnh.

Ngoài ra, vào mùa hè, mẹ bầu cũng nên sử dụng chanh làm đồ uống thay vì uống nước uống có ga. Nước chanh rất có lợi cho sức khỏe.

Ăn nhiều đồ luộc, hấp

Đồ luộc, hấp không chứa nhiều dầu mỡ sẽ giúp mẹ đỡ thấy “ngán” hơn khi ăn vì chúng giữ được mùi vị tự nhiên. Mẹ không nên ăn nhiều đồ chiên xào – thức ăn sẽ làm mẹ tăng cân nhanh, lại không giàu dinh dưỡng.

Không ăn thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh

Đồ ăn chế biến sẵn thường không đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, còn thức ăn nhanh được coi là tác nhân gây béo phì. Mẹ nên thay những đồ ăn này bằng thực phẩm lành mạnh như hoa quả, trái cây sấy,…

Đừng bao giờ nghĩ ăn cho cả phần con

Tâm lý đám đông thường khiến mẹ bầu ăn nhiều gấp đôi vì tưởng là tốt cho cả con. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc ăn nhiều chưa chắc đã là việc làm tốt cho thai nhi, vì trong từng giai đoạn mang thai, em bé sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau để phát triển. Mỗi lần một chút sẽ khiến cân nặng bạn tăng nhanh  không ngờ đấy.

Nhai kỹ

Nhai kỹ sẽ giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn. Khi ăn chậm, nhai kĩ, mẹ bầu sẽ cảm nhận được mùi vị của thức ăn đồng thời no lâu hơn.

(Nguồn: babycentre)
 

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang