Vừa sinh ra, bé gái đã mang vết bớt đỏ phủ cả cánh tay

Những vết bớt bẩm sinh dù không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ, đặc biệt là những vết bớt to và phủ trên diện tích da rộng.

Mới đây trên một group facebook kín, một bà mẹ đã chia sẻ nỗi buồn của mình khi cô con gái mới sinh đã mang vết chàm bẩm sinh phủ kín cả cánh tay.

Nhìn hình ảnh cánh tay của bé gái đỏ bầm bởi vết chàm bẩm sinh, bất cứ ai cũng cảm thấy xót xa. Bên dưới bài tâm sự của bà mẹ này, rất nhiều người đã bày tỏ sự thương cảm với em bé. Cũng không ít lời khuyên được đưa ra cho người mẹ này.

Một số người nghi ngờ vết chàm này là khối u máu nên đã khuyên người mẹ nên cho con đi khám. Một số khác thì khẳng định đây đúng là vết chàm bẩm sinh và không thể tự biến mất được.

Trả lời trong phần bình luận, người mẹ này cho biết đã đưa con đi khám và được bác sĩ kết luận rằng đó là vết chàm bẩm sinh, không thể tự biến mất được. Chính vì thế mà người mẹ này vô cùng buồn bã và lo lắng con sẽ phải mang vết chàm xấu xí này khi lớn lên.

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là gì?

Trả lời trên báo chí, GS - TS Trần Thiết Sơn (Trưởng Khoa Phẫu thuật Tạo hình - Bệnh viện Xanh Pôn - Hà Nội) cho biết, chàm đỏ dân gian còn gọi là bớt đỏ, bớt rượu vang. Đây là một dị dạng mao mạch lành tính, tổn thương cơ bản là giãn những mạch máu trên da. Những dát đỏ (hoặc hồng) tăng dần theo tuổi. Bản chất của chàm đỏ là sự tập trung quá nhiều các tế bào sinh sắc tố ở da.

Tỷ lệ xuất hiện chàm đỏ từ 0,3-0,5% ở trẻ sơ sinh, vết bớt gây mất thẩm mỹ và có thể gây chảy máu, loét...

Vết chàm đỏ thường bị nhầm với khối u máu ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đây là hai hiện tượng hoàn toàn khác nhau.

Phân biệt vết chàm đỏ và u máu

Chàm đỏ U máu

- Vết chàm đỏ là sự tập trung quá nhiều của các tế bào sinh sắc tố

- Thường xuất hiện ngay sau khi sinh

- Không thể mất theo thời gian

- Gây kém thẩm mỹ

- Là tình trạng phát triển bất thường của các mạch máu trong da

- Chỉ xuất hiện khi trẻ sinh được 1 – 4 tuần

- U máu phát triển rất nhanh về kích thước trong vài tuần đầu tiên

- Có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ

- U máu ngừng phát triển khi trẻ được 12 – 18 tháng, sau đó không phát triển nữa.

Các nguyên nhân gây ra bệnh chàm đỏ

Hiện nay khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên có một số yếu tố có thể gây ra tình trạng này như:

- Do di truyền: Nếu trong gia đình có người bị chàm đỏ thì trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mang vết chàm bẩm sinh.

- Đột biến gen: Trong thai kỳ nếu bà bầu gặp phải sự cố về đột biến gen hoặc do những tác động bên ngoài có thể gây ra vết chàm đỏ ở trẻ sơ sinh.

- Nhiễm virus, nhiễm trùng gây biến đổi quá trình phân bào gây ra vết chàm.

Có điều trị được vết chàm đỏ hay không?

Vết chàm đỏ bẩm sinh không thể tự biến mất trên cơ thể theo thời gian. Vì thế, nếu muốn điều trị vết chàm này, cần đưa trẻ tới các bệnh viện uy tín để được khám và tư vấn điều trị khi đến thời điểm thích hợp. Hiện nay, một số công nghệ thẩm mỹ có khả năng xóa vết chàm đỏ hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, những công nghệ này chỉ có thể sử dụng khi trẻ từ 3 tuổi trở lên tùy theo tình trạng cơ thể của từng bé. 

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang