7 phương pháp tiết kiệm tiền đang phổ biến hiện nay, bạn có thể chọn ngay cho mình 1 cách để hoàn thành mục tiêu

Tùy theo thu nhập và hoàn cảnh sống, bạn có thể lựa chọn phương pháp tiết kiệm tiền phù hợp nhất với bản thân.

1. Phương pháp 4 phong bì

Điều đầu tiên để thực hiện phương pháp này là bạn phải tính tổng thu nhập sắp tới của bạn. Sau đó tính toán cho những khoản chi tiêu lớn hoặc tiết kiệm 10-20%.

7 phương pháp tiết kiệm tiền đang phổ biến hiện nay, bạn có thể chọn ngay cho mình 1 phương pháp để hoàn thành mục tiêu của mình - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Sau khi chi các khoản thường xuyên (thuê nhà, trường học, bãi đậu xe...), số tiền còn lại sau đó nên được chia thành 4 phần, mỗi tuần một phong bì, như vậy cả tháng sẽ có 4 phong bì. Số tiền này có thể được chi cho bất cứ thứ gì bạn muốn (thực phẩm, giải trí, đi lại...).

  • Phương pháp quản lý chi tiêu bằng "phong bì" là gì mà các mẹ bỏ qua các cách hiện đại để quay lại phương pháp truyền thống nàyĐọc ngay

2. Phương pháp 20/80 - tiết kiệm 20%, tiêu 80%

Với phương pháp này bạn có thể tự hoạch định chi tiêu của bản thân, không cần phải chia rõ ràng bạn sẽ làm gì với tiền của mình, chỉ đơn giản là khi có lương bạn hãy trích ra 20% để đầu tư hoặc gửi tiết kiệm, còn lại 80% bạn có thể tự do chi tiêu.

7 phương pháp tiết kiệm tiền đang phổ biến hiện nay, bạn có thể chọn ngay cho mình 1 phương pháp để hoàn thành mục tiêu của mình - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Phương pháp này phù hợp với các bạn có những khoản thu ổn định. Bạn chỉ cần nhớ là việc đầu tiên bạn lấy lương về là phải tiết kiệm trước đã, sau đó mới chi tiêu. Nếu bạn thấy 20% là quá nhiều thì bạn có thể bắt đầu từ 10%.

Tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyên bạn là nên bắt đầu bằng con số 20%.

3. Phương pháp "bà già"

Phương pháp này gần giống với phương pháp 4 phòng bì nhưng nó được chi tiết hơn, tức là mỗi 1 khoản chi tiêu về một việc của bạn đều được chia ra từng phong bì, và nếu bạn đã sử dụng hết phong bì đó mà chưa hết tháng thì bạn nên dừng tiêu tiền cho vấn đề đó lại.

Ví dụ: Bạn bỏ vào phong bì mang tên "mua sắm linh tinh" 500 nghìn đồng, và một ngày đẹp trời chưa hết tháng, bạn mở phong bì đó ra và không còn thấy một nghìn nào trong đó thì tức là bạn nên dừng tiêu tiền cho vấn đề đó lại, hạn mức của bạn cho vấn đề đó đã hết.

7 phương pháp tiết kiệm tiền đang phổ biến hiện nay, bạn có thể chọn ngay cho mình 1 phương pháp để hoàn thành mục tiêu của mình - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Đối với mỗi chi phí quan trọng, bạn có một phong bì đặc biệt. Bạn viết tên của nó và tổng số tiền mà bạn cần. Những danh mục này có thể bao gồm những thứ như thực phẩm, quần áo, thuốc men, xe hơi, giải trí...

Tất cả thu nhập được chia thành các phần, tùy thuộc vào số lượng danh mục, và cho vào phong bì. Khi bạn cần tiền, bạn lấy tiền từ phong bì có liên quan.

Nhưng với một số phong bì mang tên quan trọng, là nhu cầu thiết thực không thẻ thiếu thì bạn có thể du di. Du di ở đây không có nghĩa là bạn sẽ lấy tiền ở quỹ tiết kiệm của mình bỏ thêm vào mà nếu bạn hết tiền từ một phong bì quan trọng, như phong bì thực phẩm, bạn có thể lấy tiền từ một phong bì ít quan trọng hơn, như quần áo, và điều chỉnh số tiền sắp tới bạn đặt vào phong bì này.

Số tiền còn lại có thể được chi tiêu hoặc tiết kiệm. Nó phụ thuộc vào mục tiêu của bạn và số tiền còn lại.

4. Phương pháp 60/10/10/10/10

Phương pháp được thực hiện như sau:

- 60% cho các chi phí chính bao gồm ăn uống, tiện ích, di chuyển và quần áo.

- 10% tiền dành cho việc nghỉ hưu.

- 10% cho các chi phí dài hạn như mua xe hơi, cải tạo nhà, trả nợ.

- 10% cho các chi phí phát sinh như sửa xe, đi khám bệnh...

- 10% cho giải trí.

Nếu bạn có một khoản nợ lớn, tốt hơn hết bạn nên lấy 10% tiền tiết kiệm phần nghỉ hưu để chi cho đến khi trả hết.

7 phương pháp tiết kiệm tiền đang phổ biến hiện nay, bạn có thể chọn ngay cho mình 1 phương pháp để hoàn thành mục tiêu của mình - Ảnh 5.

Ảnh minh họa.

5. Phương pháp 10%

Phương pháp này có nghĩa bạn buộc phải tiết kiệm 10% tiền từ tổng thu nhập của mình. Một phần nhỏ như vậy sẽ không ảnh hưởng đến ngân sách hoặc chất lượng cuộc sống của bạn. Phương pháp này dành cho những người mới bắt đầu bước vào công cuộc tiết kiệm tiền.

Tốt hơn hết là nên gửi số tiền vào ngân hàng để bạn không phát sinh việc chi tiêu ngay lập tức. Nếu bạn có thể dễ dàng tiết kiệm 10%, hãy thử với 15% hoặc thậm chí 20%.

6. Phương pháp Half Halfves

Phương pháp này gợi ý rằng bạn chia tất cả tiền của mình thành 2 phần: Phần thứ nhất hướng tới nhu cầu hàng ngày, phần thứ hai để tiết kiệm ngân hàng.

Khi tiền mặt của bạn hết, hãy đến ngân hàng và lấy một nửa số tiền bạn có trong đó. Lặp lại khi cần thiết.

Phương pháp này hiệu quả tốt nhất cho những người không thể kiểm soát chi tiêu hàng ngày của mình.

7. Áp dụng quy tắc 50/30/20

Quản lí ngân sách không chỉ đơn giản là thanh toán các hóa đơn đúng hạn mà là việc xác định xem số tiền cần phải chi tiêu và phải chi tiêu cho những khoản mục nào.

Quy tắc 50/20/30 là một hướng dẫn phân chia tỷ lệ, theo đó bạn có thể có kế hoạch chi tiêu phù hợp với mục tiêu tiết kiệm của mình

Để bắt đầu, hãy dành ra không quá một nửa thu nhập của bạn cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Bao gồm chi phí ăn uống, tiền thuê nhà, tiền điện nước, hóa đơn cáp truyền hình và internet, chi phí xăng hoặc chi phí di chuyển khác….

Có vẻ 50% là một tỷ lệ cao nhưng một khi xem xét những danh mục thuộc các chi phí cần thiết bạn mới thấy con số đó có ý nghĩa.

7 phương pháp tiết kiệm tiền đang phổ biến hiện nay, bạn có thể chọn ngay cho mình 1 phương pháp để hoàn thành mục tiêu của mình - Ảnh 6.

Ảnh minh họa.

Bước tiếp theo là dành 20% lương để dành cho mục tiêu tài chính bao gồm tiết kiệm, trả nợ các khoản vay mua sắm, vay mua nhà, xe và đầu tư tài chính hoặc quỹ dự phòng.

Danh mục này chỉ nên được bổ sung khi danh mục chi phí thiết yếu đã được xét đến và trước khi bạn kịp nghĩ đến bất cứ điều gì thuộc danh mục chi tiêu cá nhân.

Danh mục cuối cùng và cũng là yếu tố có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong ngân sách của bạn – những chi phí không thiết yếu.

Một số chuyên gia tài chính xem xét đây là danh mục hoàn toàn linh hoạt nhưng trong cuộc sống hiện đại. Nhiều người cho rằng một số thứ thuộc những thứ “xa xỉ” là một phần không thể thiếu với họ.

Cũng giống như danh mục chi phí thiết yếu. 30% là tỷ lệ tối đa bạn nên dành cho cuộc sống cá nhân. Chi phí thuộc danh mục này càng ít tương lại tài chính càng được đảm bảo khi bạn về hưu.

 

Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/7-phuong-phap-tiet-kiem-tien-dang-pho-bien-hien-nay-ban-co-the-chon-ngay-cho-minh-1-cach-de-hoan-thanh-muc-tieu-162202609120628474.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang