Không chỉ trong thời buổi kinh tế khó khăn, bài toán kinh tế, chi tiêu tiết kiệm đã không quá lạ lẫm đối với nhiều bà nội trợ trong gia đình. Làm cách nào để ăn tiêu vừa đủ, không phung phí để còn dành dụm được một khoản kha khá lo tính chuyện "đại sự" khác nữa.
Thay vì ăn tiêu không theo tính toán rồi chật vật với việc không đủ tiền tiêu cuối tháng thì các bà nội trợ vẫn có thể rủng rỉnh tiền tiết kiệm nếu biết áp dụng đúng 4 nguyên tắc chi tiêu dưới đây.
1. Nguyên tắc "hũ gạo cứu đói"
Chị em nên thực hiện nguyên tắc này mỗi ngày và áp dụng đều đặt theo kỷ luật. Nguyên tắc này rất đơn giản như sau: Dành 10% số tiền tiêu trong ngày để tiết kiệm.
Ví dụ, gia đình bạn chi tiêu 1 ngày khoảng 300.000 đồng. Bạn hãy bỏ 30.000 đồng vào ngăn ví riêng hoặc lợn đất. Số tiền này tương đương với 10% chi tiêu của ngày hôm đó. Số tiền 30.000 đồng có thể là nhỏ so với chi phí cả gia đình nhưng nếu cộng dồn số tiền tiết kiệm ấy trong 1 tháng/ 1 năm/ nhiều năm bạn sẽ thấy khoản tiền lớn đến bất ngờ.
Số tiền này bạn có thể dùng để gửi tiết kiệm, phòng khi bất trắc như đau ốm.
2. Nguyên tắc "mackeno" (mặc kệ nó)
Đây là một nguyên tắc chi tiêu tiết kiệm của Nhật khá nổi tiếng. Nó đánh mạnh vào tâm lý của con người khi bỏ qua các lời dị nghị, bàn tán hoặc a dua mua sắm theo số đông.
Đối với người Nhật, quần áo chỉ cần chỉnh trang, phù hợp với hoàn cảnh. Ăn no, vừa miệng và cà phê đủ tỉnh táo khi làm việc. Chính vì vậy, khi nghe thấy những lời dị nghị không tốt về mình bạn hãy "mackeno".
Bởi lẽ, nếu quần áo và thời trang hay từ chối tụ tập cùng bạn bè, không chạy theo mốt của bạn chỉ khiến người đời bàn tán vài ba hôm. Nhưng nếu cứ đuổi theo nó thì tài chính của bạn sẽ sụt giảm nghiêm trọng, bạn sẽ rơi vào rủi ro không thể thanh toán nổi cả những thứ thiết yếu nhất.
Hãy cân đo đong đếm để biết đâu là thứ tốt với bản thân mình.
3. Nguyên tắc tư duy "đại gia"
Nhiều bà nội trợ có thói quen thích mua hàng đại hạ giá, theo lố, số lượng nhiều thì được khuyến mại cái nọ cái kia. Tuy nhiên, nguyên tắc tư duy đại gia sẽ chỉ cho bạn rằng, nên dùng đồ tốt (từ đồ gia dụng tới nhu yếu phẩm hàng ngày). Bởi lẽ, tiền nào của nấy, hàng chất lượng sẽ dùng được lâu và bền. Có thể một số thứ hạn sử dụng là trọn đời.
Thay vì nhọc công suy nghĩ tới giá tiền, mẫu mã, chất lượng nhiều lần bạn nên mạnh dạn suy nghĩ thật kỹ trong 1 lần mà thôi. Lựa chọn sản phẩm tốt và dành thời gian cho những công việc khác hoặc tìm kiếm công việc kiếm tiền bổ sung.
4. Nguyên tắc cải thiện không gian sống
Nghe có vẻ hơi tốn kém nhưng lại hiệu quả rất nhiều. Biến mỗi góc nhỏ trong không gian sống trở nên hữu ích, đẹp mắt hơn sẽ là bài toán kinh tế thông minh. Ví dụ, bạn tạo góc cà phê, một phòng tập gym, một căn bếp gắn kết các thành viên trong gia đình rồi hạn chế la cà ở quán xá, giảm tiền xăng xe, góp phần bảo vệ môi trường và hơn nữa bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá cho kế hoạch tương lai.
Link báo gốc: https://phunuvietnam.vn/ap-dung-dung-4-nguyen-tac-nay-du-co-that-nghiep-bat-ngo-chi-em-noi-tro-nam-kinh-te-gia-dinh-cung-khong-lo-canh-chet-doi-22202025593026844.htm
Theo Trí Thức Trẻ
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.