Bí quyết chống rạn da cho bà bầu đơn giản mà hiệu quả

(lamchame.vn) - Rạn da đã rở thành nỗi ám ảnh của nhiều bà bầu, không chỉ gây mất thẩm mĩ mà chúng còn khiến mẹ vô cùng khó chịu với các cơn ngứa, rát. Tùy vào cơ địa cũng như việc chăm sóc cơ thể của mỗi người mà các vết rạn da sẽ xuất hiện ít hay nhiều. Vậy làm sao để ngăn chặn hay giảm bớt tình trạng rạn da khi mang thai?

Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai

Rạn da ở bà bầu là một hiện tượng bình thường mà bất cứ bà bầu nào cũng có thể “dính” phải trong thai kỳ của mình. Về cơ bản, rạn da là kết quả của việc collagen và các lớp đàn hồi của da bị phá vỡ. Các dấu hiệu ban đầu có thể là cảm giác nóng ran trên da, ngứa hoặc thậm chí có người cảm thấy như bị kim chích nhẹ.

Khi mang thai, lượng hormone của cơ thể có sự thay đổi nhanh chóng, điều này khiến cho các tế bào da không kịp phát triển để thích ứng dẫn đến tình trạng rạn da. Không chỉ trong thời gian mang thai, một số giai đoạn như dậy thì cũng khiến tình trạng hormone bất thường dẫn đến da bị rạn.
 

 

Lý do mà ở một số thai phụ những vết rạn sẽ nặng hơn so với những người khác là bởi vì cấu trúc da của hội có độ đàn hồi kém, không thể co dãn tốt khi thai nhi bắt đầu phát triển. Tùy thuộc vào màu da mà vết rạn lúc đầu có màu hồng, nâu đỏ hoặc nâu sẫm. Theo thời gian, sắc tố nâu đỏ dần biến mất và các vết rạn da sẽ trông giống như những vết sẹo màu trắng đục.

Cấu tạo của da gồm có ba lớp với biểu bì ở ngoài cùng, bì ở giữa và lớp hạ bì ở trong cùng. Sự tăng cân khiến cho da bị kéo giãn trong một thời gian dài và làm mất tính đàn hồi của da cũng như các tổ chức lên kết tế bào da như các sợi collagen và elastin… bị gãy đứt và gây ra các vết sẹo hay rạn da. Thường sự tổn thương này xuất hiện ở lớp giữa, do đó các vết thương này gần như không thể can thiệp được và việc xóa rạn cực kỳ khó khăn.

Không có công thức chung để có thể tính toán ra được mẹ có thể bị rạn da hay không, do đó, bất kỳ thai phụ nào cũng đều sẽ nằm trong diện “tình nghi”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, rạn da có đặc tính di truyền, có nghĩa là nếu mẹ hoặc bà của bạn đã bị rạn da thì nguy cơ cao là bạn cũng sẽ bị như thế.

Ngoài ra những người mang thai đôi hoặc thai ba sẽ dễ bị rạn da hơn bởi bụng họ sẽ to hơn, da phải giãn nhiều hơn để có đủ chỗ cho các bé.

Điều này nghe có vẻ không liên quan nhưng việc mẹ bầu ít vận động cũng ảnh hưởng đến việc xuất hiện các vết rạn da. Để bảo đảm an toàn cho bé nên các mẹ kiêng hẳn các hoạt động vận động thể dục thể thao trong thai kỳ. Một số mẹ kiêng quá mức khiến cho máu huyết khó lưu thông điều này dẫn đến tình trạng rạn nứt da do thiếu máu nuôi dưỡng các tế bào khỏe mạnh.

Vết rạn da trông như thế nào và xuất hiện ở đâu?

Trong thai kỳ, do lớp mô dưới da bị phá vỡ làm lộ các mạch máu bên dưới da, hình thành vết rạn có màu đỏ tím, hồng hoặc nâu đỏ. Khi mới hình thành, những vết rạn da thường kéo dài khoảng 5-10mm với kích cỡ khách nhau. Tuy các vết rạn không gây cảm giác đau, nhưng do da bị kéo căng nên có thể gây sẩn ngứa trong quá trình mang thai.

Thông thường khi mang thai những vết rạn da ở phụ nữ có màu sáng hơn vùng da xung quanh, nên rất dễ dàng nhận biết. Các mẹ có làn da trắng, vết rạn da thường là hồng nhạt, ngược lại nếu da tối màu, ngăm đen, vết rạn sẽ có màu sáng hơn vùng da xung quanh. Sau thời gian “ở cử” mạch máu co lại, những vết rạn sẽ chuyển dần sang màu trắng hoặc bạc tùy theo màu da của mẹ, thậm chí có thể mờ dần theo thời gian. Các mẹ mang thai lần đầu (con so) các vết rạn có màu hồng, đỏ hoặc đôi khi là màu hồng tía, sau đó chuyển dần sang trắng sau khi sinh. Với mẹ bầu sinh con lần thứ hai (con rạ), vết rạn thường nhạt màu, có thể tiệp với

Vị trí thường gặp của các vết rạn da là vùng bụng, hông và đùi. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp rạn da xuất hiện ở vùng ngực, mông, vai, phần dưới của lưng hoặc phía trong cánh tay.

Đa số các thai phụ đều không thể nhận biết thời điểm xuất hiện những vết rạn trên da. Có những trường hợp vết rạn xuất hiện rất sớm hoặc trong hai tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, nhưng có mẹ đến tận tháng thứ 8 hoặc thứ 9 của thai kỳ cuối mới xuất hiện các vết rạn; thậm chí có trường hợp các mẹ bầu trong suốt thai kỳ không bị rạn da nhưng sau sinh thì lại xuất hiện tình trạng này.

Phòng tránh rạn da khi mang thai bằng cách nào?

Mặc dù không có cách nào để ngăn ngừa rạn da một cách tuyệt đối nhưng bạn có thể áp dụng những biện pháp đơn giản dưới đây để hạn chế sự xuất hiện của vết rạn:

1. Kiểm soát cân nặng

Trong suốt thai kỳ, các mẹ bầu thường tăng từ 9-12kg, cá biệt có những mẹ tăng đến 20kg khi mang thai. Việc tăng cân này khiến cho da của mẹ bị kéo căng và “nứt” ra, dẫn đến những vết rạn và các cơn ngứa “kinh hoàng”, mức độ nặng nhẹ còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Do đó, việc kiểm soát cân nặng là vô cùng cần thiết, mẹ phải “thiết kế” một thực đơn vừa có đầy đủ dưỡng chất nhưng cũng không được dư thừa, để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh mà cân nặng của mẹ vẫn nằm trong mức cho phép.

Để làm được việc này, mẹ bầu cần ghi nhớ là cắt bớt lượng tinh bột và đường trong khẩu phần ăn để hạn chế bị tiểu đường thai kỳ, mỗi ngày ăn không vượt ngưỡng 2500 calo, sau 19 giờ thì không nên ăn vặt (nhưng đôi khi mẹ bầu có thể nuông chiều bản thân bằng 1 hộp sữa tươi).

2. Uống đủ nước

Điều này sẽ đảm bảo độ ẩm cho da của bạn, hạn chế các vết rạn da ở mức tối thiểu. Không có kem giữ ẩm nào tốt nhất cho da nếu bạn lười uống nước.

3. Chế độ dinh dưỡng đa dạng

Vitamin, Omega-3 và protein là các dưỡng chất cần thiết giúp cho làn da của mẹ bầu được khỏe mạnh, chống lão hóa sớm, nuôi dưỡng tốt làn da từ bên trong, giúp cho việc phòng tránh rạn da được hiệu quả hơn.

Một chế độ ăn uống lành mạnh, giảm chất béo và chất đường trong thời kỳ mang thai sẽ giúp bạn duy trì cân nặng ổn định, khiến da giãn từ từ, hạn chế rạn.

Bạn nên thêm các thực phẩm sau vào chế độ ăn hàng ngày:
- Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp nuôi dưỡng, bảo vệ da như rau chân vịt, dâu tây, trái cây, rau tươi..
- Thực phẩm chứa vitamin E giúp bảo vệ màng tế bào da bao gồm các loại hạt, bơ, bông cải xanh, rau xanh.
- Thực phẩm chứa vitamin A giúp sửa chữa các mô da: Cà rốt, khoai lang, bí, ớt chuông đỏ.- Thực phẩm chứa omega 3 giúp giữ màng tế bào khỏe mạnh, làm sáng da như cá, dầu cá, óc chó, trứng, hàu.
- Ăn trái cây và rau quả nhiều nước: Đây là cách tuyệt vời để hydrat cho da. Các loại rau quả như dưa chuột, ớt chuông tươi, cần tây, dưa hấu, dưa gang sẽ có rất nhiều nước cho cơ thể bạn.

4. Tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên

Khi mẹ vận động thường xuyên, thì độ đàn hồi của da cũng sẽ tốt hơn do các tuyến dầu dưới da kích thích tiết bã nhờn, khiến da không bị khô, cung cấp độ ẩm cho da và hạn chế những vết rách do rạn. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên luyện tập nhẹ nhàng trong thai kỳ của mình, bơi lội, đi bộ và yoga được khuyến khích với mẹ bầu.

5. Trị liệu bằng hương thơm

Tinh dầu như hoa cam, quýt, oải hương hoặc trộn với một loại kem (hay gel) như dừa (jojoba, dầu hạt cải, dầu hạnh nhân) cũng có tác dụng phòng rạn da. Tuy nhiên, tinh dầu không nên được sử dụng trước 12 tuần của thai kỳ.

Tinh dầu vitamin E, dầu dưa, dầu bơ ca cao, dầu mơ, hạnh nhân hay dầu hạt nho (riêng biệt hay được pha trộn) có thể phòng rạn da. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước đã.

Dùng mặt nạ tự nhiên phòng tránh rạn da khi mang thai

- Dầu dừa: Thoa 2 lần mỗi ngày, buổi sáng và tối trước khi ngủ để da luôn có nhiều độ ẩm, mềm mại, khi bị giãn ra nhanh chóng, da cũng dễ thích nghi kịp. Và từ khi thai nhi 34 tuần tuổi trở đi, mẹ cần thoa 3-4 lần một ngày vì lúc này thai nhi lớn rất nhanh.

-
 Lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng giúp khôi phục và tái tạo collagen ở vùng da bị tổn thương do đó nó là sản phẩm tuyệt vời để phòng tránh cũng như làm mờ đi nhanh chóng các vết rạn da.. Bôi lòng trắng trứng lên khu vực có khả năng hoặc bị rạn, chờ khô rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Hoặc trộn bột cà phê với lòng trắng một trái trứng gà và thoa đều lên vùng da bị rạn. Đợi cho hỗn hợp khô tự nhiên, sửa sạch với nước ấm.

-
 Sữa tươi: Các mẹ mua sữa bò tươi về bảo quản trong tủ lạnh rồi sử dụng vào mỗi buổi tối sau khi tắm. Massage tất cả những vùng da có nguy cơ bị rạn như vùng mông, vùng đùi. Riêng vùng bụng và ngực, mẹ chỉ nên thoa nhẹ nhàng, kiên trì thực hiện để có tác dụng tốt nhất.

-
 Lô hội: Trộn tinh dầu nha đam và dầu oliu, xoa đều và massage lên bụng nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ giúp khắc phục tình trạng rạn da khi mang thai.

-
 Khoai tây: Mỗi ngày luộc một củ khoai, tán nhuyễn với một thìa nước cốt chanh tươi để đắp lên vùng da rạn trong 15 phút và rửa lại với nước ấm. Lượng vitamin C dồi dào có trong khoai tây sẽ giúp làm trắng và phục hồi vùng da bị tổn thương.

Điều cuối cùng mà mẹ cần ghi nhớ đó là: các biện pháp phòng tránh rạn da ở bà bầu không đảm bảo ngăn ngừa được 100% nhưng cũng hạn chế được khoảng 60%, còn 40% còn lại thì phụ thuộc đặc tính di truyền của mẹ bầu (nếu chị em có mẹ hoặc bà bị rạn da thì khả năng bạn bị rạn trong thai kỳ khá cao).

Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang