Cách đối phó hiệu quả với trẻ quá hiếu động

(lamchame.vn) - Trẻ hiếu động là những trẻ yêu thích các hoạt động thể chất và vui chơi. Đây là yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ quá hiếu động sẽ khiến bố mẹ đau đầu không biết xử trí ra sao để con kiểm soát được hành động của mình.

 Nguyên nhân chính khiến trẻ hiếu động, thích quậy phá đó là vì chúng khó tập trung sự chú ý vào một vật, gây ra một số phiền toái trong chính cuộc sống của trẻ và bố mẹ. Dưới đây là những cách xử lý có thể giúp trẻ phần nào bớt hiếu động theo hướng tích cực nhất.

1. Để trẻ “nghịch” một chút

Trẻ hiếu động một phần là vì chưa có khả năng tập trung. Nghe qua có vẻ phản khoa học nhưng theo bác sĩ Loren Shales, chuyên khoa nhi ở bệnh viện New York, khi trẻ không chịu ngồi yên một chỗ trong khi cần sự tập trung thì mẹ có thể cho trẻ chơi những đồ chơi hoạt náo theo hướng tích cực và tránh các trò chơi mang tính kích động như súng, gậy, ví dụ như mẹ có thể bế trẻ vào trong lòng và đung đưa nhẹ nhàng. Khi bé đã ngồi vào bàn rồi bạn có thể đưa cho trẻ tranh vẽ, bút màu để trẻ trở nên bận rộn hơn.

 

2. Hoạt động ngoài trời

Việc tham gia các hoạt động ngoài trời sẽ kích thích cơ thể tiết ra serotonin và dopamine, 2 loại hóc môn mang tính quyết định đến khả năng tập trung và kiểm soát cảm xúc.

Theo bác sĩ Shales, nếu những trẻ nhỏ dành một tiếng một ngày ngoài trời thì khả năng tập trung so với những trẻ ngồi ở nhà sẽ lớn gấp đôi. Vì vậy nếu có thể, bố mẹ nên cùng bé thực hiện một số hoạt động trước khi cần sự tập trung như đi bộ đến trường (nếu trường gần). Trong trường hợp trời quá lạnh, mẹ và bé hãy tập thể dục trong nhà bằng các bài tập ngắn như đi bộ tại chỗ hoặc nhảy dây.

3. Dạy trẻ kỹ năng mềm

Các trẻ bị hiếu động quá mức thường rất khó tập trung để lắng nghe một vấn đề nào đó vì vậy tính kiên nhẫn cũng rất hạn chế. Các bậc phụ huynh có thể tạo điều kiện cho trẻ phát triển khả năng lắng nghe bằng cách nói những câu đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu mỗi khi bé hiếu động hoặc làm sai gì đó. Như thế bé có thể hình thành tích cách lắng nghe từ từ. Hoạt động này cũng giúp cho trẻ hình thành được tính kiên nhẫn khi nói chuyện với người khác hoặc trong cuộc sống hằng ngày.

4. Thời gian biểu nghiêm ngặt

Bố mẹ hãy cố gắng tạo cho trẻ một thời gian biểu nghiêm ngặt, trong đó có nhiều thời gian cho hoạt động ngoại trời và ở những chỗ yên bình hơn. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc nhiều với máy tính, ti vi hay các trò chơi điện tử.

 

5. Không gian yên tĩnh trong nhà

Cần tạo cho trẻ một không khí yên tĩnh trong nhà. Bố mẹ cũng cần kiềm chế và giữ bình tĩnh mỗi khi con hiếu động vì việc la mắng càng làm phát triển sự hung hăng của trẻ hiếu động, thay vào đó nên cư xử nhẹ nhàng với trẻ. Trong phòng bé cần thu dọn hết những đồ chơi khiến bé xao nhãng, chọn những đồ chơi không khiêu khích tính chiến đấu, và nên để phòng màu sắc nhẹ nhàng, không nên quá sặc sỡ.

6. Dạy trẻ suy nghĩ trước khi hành động

Một đặc điểm của trẻ dễ hiếu động bố mẹ có thể dễ nhận ra nếu chú ý đó là trẻ hành động mà không quy nghĩ. Chẳng hạn quả bóng lăn ra ngoài đường, và trẻ lập tức chạy ra đuổi theo mà không cần suy nghĩ có xe cộ hay không. Vì vậy, bố mẹ cần thường xuyên dạy con phải suy nghĩ trước khi hành động. Sau mỗi trường hợp bé phạm lỗi, cần nhẹ nhàng chỉ dạy cho trẻ hiểu. 

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang