Cảnh báo: Kính áp tròng bạn đang đeo có thể gây loét giác mạc, mù mắt vì lý do này

Dailymail ngày 20/9 đưa tin, một bà mẹ 38 tuổi sống tại Úc bị mù một bên mắt trái, hói đầu, chân sưng phù trong suốt 10 năm vì bị nhiễm ký sinh trùng Acanthamoeba thông qua kính áp tròng. Ai trong chúng ta cũng có thể bị rơi vào trường hợp tương tự nếu không biết sử dụng và vệ sinh kính áp tròng đúng cách.


Claire Wilkinson 38 tuổi bị viêm loét giác mạc vì ký sinh trùng acanthamoeba 10 năm

Claire Wilkinson 38 tuổi, đến từ Brisbane, đã chiến đấu chống lại ký sinh trùng có tên acanthamoeba (AK) trong 1 thập niên mặc dù ban đầu, các bác sĩ chỉ nghĩ rằng cô bị viêm kết mạc. Sau rất nhiều nỗ lực điều trị, vi trùng không bị tiêu diệt hoàn toàn và cô vẫn cảm thấy nó đang bò trong mắt.

Ký sinh trùng này đã gây ra một vết lở loét ở mắt trái của Claire. Thêm vào đó, bàn chân cô cũng bị sưng phù và tăng kích thước gấp đôi bình thường. Claire cũng không thể tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Cô phải mang kính mát và đội một chiếc khăn trên đầu mỗi khi mạo hiểm ra ngoài.

“Tôi đã trải qua cảm giác sinh con. Nhưng nỗi đau này gấp 100 lần cơn đau đó”. Claire chia sẻ.

Trước đó, năm 2014, một nữ sinh người Anh Saira Hussain, 21 tuổi, bị hỏng 1 mắt vì kính áp tròng mua trên Interrnet. Saira Hussain thú nhận, cô đeo kính áp tròng suốt cả ngày, kể cả khi đi ngủ. Nhưng khi tháo ra cô lại để kính ngay trong phòng tắm.

Cũng theo DailyMail đưa tin vào tháng 7/2017, nữ sinh Đài Loan tên Lian Kao đã bị mù 2 mắt vì đẹo kính áp tròng liên tục 6 tháng, sau đó bị ký sinh trùng ăn hết đồng tử. Trong suốt thời gian này, Lian Kao không hề tháo, vệ sinh kính áp tròng kể cả khi đi ngủ, khi bơi và khi tắm gội.


Nữ sinh người Anh Saira Hussain, 21tuổi, suýt bị mù vì kính áp tròng mua trên Interrnet.

Một kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia ở Bệnh viện Mắt Moorfields (MEH), London (Anh) 2014 cho biết, các bệnh liên quan đến ký sinh trùng trong mắt đang thực sự gia tăng đột biến. Thủ phạm chính là do những chiếc kính áp tròng rẻ tiền bán tràn lan trên mạng gây viêm loét giác mạc, đau mắt đỏ, rách võng mạc,... Nổi bật là căn bệnh viêm loét giác mạc vì Acanthamoeba. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến hỏng võng mạc, gây mù lòa.

Loét giác mạc do ký sinh trùng Acanthamoeba nguy hiểm như thế nào?

Acanthamoeba là loại ký sinh trùng đơn bào rất nhỏ, chỉ dài khoảng 15-35 micromet, có hình bầu dục khi di chuyển. Nó được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1973 tại Mỹ. Ký sinh trùng này sinh sống nhiều trong không khí, đất, nước…và phát triển dựa vào cách ăn vi khuẩn thường thấy trong kính áp tròng bẩn hay vết thương hở.

Loét giác mạc do acanthamoeba là hiện tượng mất tổ chức giác mạc do hoại tử gây ra bởi một quá trình viêm trên giác mạc. Bệnh gây ra hiện tượng ngứa mắt, suy giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng, sưng phù mí và đau mắt.

Nếu Acanthamoeba đi vào cơ thể qua đường hô hấp, chúng sẽ xâm nhập vào các mô liên quan và tấn công trung khu thần kinh trung ương thông qua hệ tuần hoàn. Sự xâm nhập này khiến người bệnh mắc chứng viêm não dạng u hạt do amip hay bệnh lý nhiễm trùng toàn thân. Cuối cùng, Acanthamoeba làm suy giảm hệ miễn dịch, phù não nghiêm trọng rồi dẫn đến tử vong.


Kính áp tròng là nguuồn lây lan ký sinh trùng Acanthamoeba nhiều nhất

Phòng bệnh viêm loét giác mạc như thế nào?

Theo các chuyên gia, ký sinh trùng Acanthamoeba là ác mộng với người đeo kính áp tròng bởi nó tấn công mắt, ăn mòn lớp ngoài cùng của nhãn cầu, làm mắt thiếu oxy, dẫn đến khô mắt, đau mắt, nghiêm trọng hơn sẽ gây loét giác mạc, thậm chí mù lòa.

Vì thế không nên lạm dụng đeo kính áp tròng liên tục nhất là trong môi trường khói bụi của Việt Nam. Khi đeo kính nên có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa mắt về cách sử dụng và bảo quản.

1. Không đeo kính áp tròng khi đi ngủ

Kính áp tròng không được thiết kế cho việc co giãn giác mạc khi đi ngủ. Vì vậy, đeo chúng 24/24 chắc chắn sẽ gây tổn hại đến giác mạc và khiến mắt dễ bị nhiễm trùng hơn.

2. Không đeo kính áp tròng khi bơi hay tắm

Ký sinh trùng Acanthamoeba  sinh sống nhiều trong đất, không khí và nước. Nước cũng có thể lây lan bệnh nhiễm trùng này thông qua việc chúng ta bơi lội hay đi tắm. Đặc biệt là trong bể bơi công cộng có nhiều nước tiểu và chất cặn bã. Khi bơi ở những nơi như vậy, chúng ta nên trang bị một cặp kính bơi bó sát để bảo vệ đôi mắt.

3. Thường xuyên vệ sinh và bảo quản kính áp tròng đúng cách

Tiến hành khử trùng kính thường xuyên để tiêu diệt các sinh vật có hại làm tổ trên kính. Để khử trùng, hãy ngâm kính trong dung dịch vệ sinh. Trước khi vệ sinh kính, hãy đảm bảo tay bạn cũng đã được vệ sinh sạch sẽ.

Khi đeo kính, không để mắt hay kính áp tròng tiếp xúc với móng tay. Kiếm tra xem kính có bị hư hỏng gì không trước khi đeo. Sau 1 tháng sử dụng nên thay thế chúng.

Tuyệt đối không đặt kính ở nơi có nhiệt độ cao, khô hoặc ở gần bếp lửa sẽ khiến kính áp tròng bị biến dạng. Luôn giữ gìn mắt sạch sẽ, đi đường bụi hoặc lao động phải đeo kính bảo vệ mắt.

Khi bị chấn thương mắt, đặc biệt là các chấn thương vào giác mạc, cần phải đến khám và điều trị tại các cơ sở nhãn Không được tự ý mua thuốc về điều trị.

Nguồn: IFLScience, Telegraph, Wikipedia, Dailymail

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang