Chó ngao Tây Tạng thực sự nguy hiểm ra sao?

Dù trung thành nhưng chó ngao Tây Tạng là hung dữ, có thể gây nguy hiểm cho những người nuôi chúng.

Chó ngao Tây Tạng vốn là giống chó được người Tây Tạng nuôi và huấn luyện để bảo vệ gia súc cũng như cuộc sống của người dân bản địa trên vùng núi Himalaya khỏi những con thú hoang như chó sói, hổ. Loài chó này được cho là “chúa tể của thảo nguyên” và được mô tả là “to hơn chó sói, mạnh hơn báo hoa và nhanh hơn hươu nai”.

Chó ngao Tây Tạng được ví là “chúa tể của thảo nguyên”.

Chó ngao Tây Tạng được ví là “chúa tể của thảo nguyên”.

Ngoài vẻ đẹp vốn có, chó ngao Tây Tạng còn nổi tiếng với tính trung thành với chủ và sự hung dữ đến đáng sợ. Tuy vậy, nhiều người vẫn bị vẻ ngoài của loài chó này hớp hồn mà mua về nhà nuôi, một phần họ chỉ muốn thể hiện “đẳng cấp” với những người khác mà bỏ qua mối nguy hiểm rình rập, bởi tiền mua một con chó ngao Tây Tạng có thể tương đương một chiếc xe hơi hạng sang, hoặc một căn biệt thự VIP, hoặc chuyến du lịch đủ khắp năm châu. Thế nhưng, mặc dù là thú cưng nhưng không phải ai có tiền cũng nuôi được loài chó này vì bản tính hung dữ của nó.

Chó ngao Tây Tạng nguy hiểm ra sao?

Trên thế giới có không ít trường hợp bị chó ngao Tây Tạng cắn chết. Không đâu xa, ngay tại Việt Nam gần đây cũng có vụ bé gái 8 tuổi bị chó ngao Tây Tạng cắn chết.

Theo đó, vào sáng 14/7, một bé gái 8 tháng tuổi ở Đội Cấn, Hà Nội, bị chó ngao Tây Tạng nặng 40 kg do nhà nuôi cắn. Dù gia đình ngay lập tức phát hiện và đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng do mất máu quá nhiều, bé gái đã qua đời sau 2 tiếng cố gắng cứu chữa. Mẹ bé gái khi thấy con bị chó ngao cắn, nhảy vào can ngăn cũng bị chó cắn bị thương ở tay.

Năm 2016, một chú chó ngao Tây Tạng cũng cắn một người đàn ông sống tại quận Lỗi Thành, thành phố Phủ Điền, Phúc Kiến, Trung Quốc rơi vào cảnh thập tử nhất sinh. Theo đó, do ngày thường con vật không được ăn no nên khi quá đói, không nhịn được nên thú tính bộc phát, lao vào tấn công chủ suốt 20 phút. Sau khi được đưa tới bệnh viện trong tình trạng hôn mê, các bác sĩ cho biết người chủ của chú chó có tới hơn 20 vết cắn, nặng nhất là vết cắn ở cổ, dài gần chục cm, sâu 6 cm.

Chú chó cắn chủ tới thập tử nhất sinh ở Trung Quốc.

Chú chó cắn chủ tới thập tử nhất sinh ở Trung Quốc.

Vào năm 2013, một bé gái 6 tuổi sống ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc đang trên đường đi tới cửa hàng tạp hóa thì bất ngờ bị chó ngao nhảy xổ ra và cắn vào cổ. Bé gái nhanh chóng được đưa tới bệnh viện cấp cứu nhưng do vết cắn mạnh vào khí quản và động mạch nên đứa trẻ không qua khỏi cơn nguy kịch. Người mẹ đau khổ mất con trở nên quẫn trí.

Tiếp đó là vụ bé gái 5 tuổi tại Hồ Châu, Bắc Kinh bị loài chó này tấn công khiến mặt của cô bé bị thương nghiêm trọng và phải khâu tới 60 mũi. Các bác sĩ nói rằng, khuôn mặt của bé gái có thể bị biến sau sự cố này. Cha mẹ của bé gái hi vọng các bác sĩ có thể phẫu thuật thẩm mỹ cho bé nhưng chi phí lên tới 200.000 USD, khiến họ không đủ điều kiện để thực hiện. Chủ của chú chó sau đó cũng đền bù cho gia đình bé gái hơn 20.000 USD.

Bé gái bị chó ngao Tây Tạng cắn bị thương nghiêm trọng ở mặt.

Bé gái bị chó ngao Tây Tạng cắn bị thương nghiêm trọng ở mặt.

Đó chỉ là một vài tai nạn tiêu biểu mà nguyên nhân chính là do sự hung dữ của loài chó ngao Tây Tạng gây ra. Mặc dù loài chó này được coi là người bạn tốt nhất trên thảo nguyên nhưng đôi lúc chúng lại vô cùng nguy hiểm.

Cần lưu ý điều gì khi nuôi chó ngao Tây Tạng để đảm bảo an toàn?

Chó ngao Tây Tạng rất hung dữ nên nếu nuôi loài vật này, người chủ cần phải giữ con vật tại nơi an toàn. Chó nên được xích lại một chỗ hoặc làm hàng rào chắc chắn để chó không thể vượt ra ngoài, gây nguy hiểm cho người khác. Khi dắt chó đi dạo, người chủ nên bịt rọ mõm và giữ xích chó lại.

Đối với những gia đình có con nhỏ, tốt hơn hết không nên nuôi chó ngao Tây Tạng. Nếu bé chơi với chó, cần phải có người lớn bên cạnh và rọ mõm để đảm bảo an toàn.

 

Theo saostar.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang