Chuyên gia tâm lý chỉ ra 5 nguyên tắc bố mẹ cần đặc biệt lưu ý, con khó bảo đến đâu cũng trở thành "bé ngoan"

Khi con đánh bạn, khóc thét, nói tục hay có những hành vi thô lỗ với người khác thì đây là lúc bố mẹ cần áp dụng những nguyên tắc này để uốn nắn con.

Chuyên gia tâm lý trẻ em Jo Frost được biết đến là chuyên gia đặc biệt giúp đỡ các gia đình ở Mỹ tìm ra biện pháp xử lý những vấn đề liên quan đến trẻ em. Trong một lần xuất hiện mới đây trên báo chí, cô đã đưa ra 5 nguyên tắc đặc biệt mà bố mẹ cần lưu ý để uốn nắn những đứa trẻ có hành vi thô lỗ. Những nguyên tắc này không quá khó nhưng lại mang đến hiệu quả đặc biệt bất ngờ mà bố mẹ nào cũng cần nắm rõ.

Chuyên gia tâm lý trẻ em Jo Frost chỉ ra 5 nguyên tắc mà bố mẹ cần đặc biệt lưu ý để

Chuyên gia tâm lý trẻ em Jo Frost.

1. Duy trì cảm giác bình tĩnh

Jo Frost cho rằng: "Bình tĩnh là một con đường hai chiều - nó giúp con bạn có thể lắng nghe và bạn dễ dàng đưa ra hướng dẫn. Một trong những yếu tố quan trọng cho cả bạn và con cái là sự kiên nhẫn đặc biệt".

Bình tĩnh là điều mà bố mẹ nào cũng cần nhớ kỹ khi nhận ra con mình đang cư xử không đúng mực, bởi điều này sẽ giúp cả hai lấy lại sự cân bằng và tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất. Bố mẹ cần tìm hiểu xem lý do vì sao con mình cư xử như vậy, tận dụng hết sự kiên nhẫn của mình để lắng nghe con. Sau đó bình tĩnh phân tích mọi việc cho con hiểu. Đây cũng là cách mà bố mẹ làm gương cho con trong việc quản lý cảm xúc của mình. 

2. Giới hạn thời gian

Đây là một nguyên tắc đã được thử nghiệm và chứng minh hiệu quả hoàn hảo của mình với những tình huống trẻ trở nên mất kiểm soát, la hét và vứt đồ đạc lung tung. Bố mẹ có thể bắt đầu bằng việc ngồi thấp xuống cạnh trẻ, sử dụng giọng nói bình tĩnh và đưa ra cảnh báo cuối cùng dành cho trẻ để chúng hiểu rằng, mọi thứ đều có giới hạn. 

Chuyên gia tâm lý trẻ em Jo Frost chỉ ra 5 nguyên tắc mà bố mẹ cần đặc biệt lưu ý để

Trẻ cần được nhắc nhở về hậu quả cho những hành vi của mình.

Điều này sẽ giúp trẻ có cơ hội suy nghĩ chính xác về những hành vi của mình, và giúp chúng bình tĩnh này sau những cảm xúc quá khích vừa trải qua. 

3. Xóa bỏ các đặc quyền của con

Khi con có những hành vi thô lỗ và kiên quyết hành động như vậy dù đã được bố mẹ nhắc nhở và uốn nắn nhiều lần thì việc xóa bỏ một vài đặc quyền của con là cần thiết. Chúng có thể tạm thời không được sử dụng xe đạp, đồ chơi hay xem ti vi cuối tuần. Điều này sẽ nhắc nhở con rằng, mọi hành vi đều có những hậu quả đi kèm. Nếu con không cư xử tốt lên thì những đặc quyền này có thể sẽ biến mất mãi mãi. 

Trẻ sẽ hiểu được khái niệm hậu quả và từ đó rút ra cách cư xử tích cực cho riêng mình. Tuy nhiên, việc tước bỏ những đặc quyền của con cần được thực hiện một cách tích cực chứ không phải là một lệnh trừng phạt hà khắc. 

Chuyên gia tâm lý chỉ ra 5 nguyên tắc bố mẹ cần đặc biệt lưu ý, con khó bảo đến đâu cũng trở thành
 

4. Khen thưởng những hành vi tích cực

Không phải đứa trẻ nào cũng thô lỗ và cư xử sai trái mọi lúc mọi nơi, con cũng có những hành vi tích cực cần được bố mẹ tuyên dương. Nếu như chỉ chăm chăm phạt con vì làm sai thì bố mẹ đã vô tình đẩy con vào cảm giác tự ti và nghĩ mình không bao giờ có thể trở thành một đứa trẻ ngoan. Bởi vậy, cha mẹ hãy thưởng phạt con phân minh.

Những phần thưởng cho con không cần quá xa xỉ, có thể là một ngôi sao cho hành trình phấn đầu thành em bé ngoan của con, một vé xem phim hay một cuốn sách mới tinh. Tất cả đều sẽ cho con thấy rằng bố mẹ luôn nhìn nhận và đánh giá đúng mực mọi hành vi của con. 

5. Nói chuyện với con

Việc nói chuyện với con về hành vi của chúng là rất quan trọng. Rất có thể, những hành động thô lỗ hoặc không phù hợp của con là có lý do đằng sau mà con không biết diễn tả bởi thiếu kỹ năng giao tiếp. Để hiểu đầy đủ về hành vi của trẻ thì bố mẹ cần phải biết các yếu tố tác động đến cách cư xử của con. Sau đó đưa ra những hướng dẫn để giúp con biết được đâu là cách cư xử phù hợp trong những tình huống như vậy. 

Khi được chỉ dẫn cụ thể và thấu hiểu, con sẽ bớt dần những hành vi thô lỗ của mình, thay vào đó là cách cư xử ngoan ngoãn và thông minh hơn.

 

Link bài gốc 

 

 

Theo Tri Thức Trẻ

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang