Con 2 tuổi thường xuyên đưa tay lên đầu và khóc, mẹ đưa đi khám không ngờ con bị viêm tai giữa

Quan sát cẩn thận mọi hành vi, biểu hiện bất thường ở trẻ và phản ứng kịp thời là lưu ý rất quan trọng khi chăm sóc trẻ nhỏ.

Chăm sóc trẻ nhỏ thực sự là công việc chẳng dễ dàng, nhất là những người lần đầu làm mẹ. Ngoài vất vả, tốn nhiều thời gian, công sức thì các mẹ còn sợ hơn cả là những lần con ốm đau, quấy khóc. Đặc biệt những mẹ có con nhỏ chưa biết nói, đôi khi con có dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe nhưng vì không nói được cho mẹ biết nên trẻ chỉ biểu lộ bằng hành động, tiếng khóc.

Các mẹ nuôi con nhỏ vẫn thường khuyên nhau rằng nếu đột nhiên con khóc bất thường, khóc nhiều hay có hành động lạ thì phải để ý tìm hiểu nguyên nhân. Điều đó hoàn toàn có cơ sở bởi nhiều bà mẹ đã đúc kết từ trải nghiệm thực tế khi nuôi con của mình.

Bà mẹ Trung Quốc tên Triệu Xuân có con trai năm nay gần 2 tuổi. Một dạo, bà mẹ để ý thấy con thường xuyên đưa tay lên đầu, tưởng con ngứa đầu, Triệu Xuân xem kĩ đầu con thì thấy không có gì trên đầu cả. Cô liền chăm chỉ gội đầu thật sạch sẽ cho con hơn nhưng nhiều ngày qua đứa bé vẫn thường xuyên có hành động ấy.

Con 2 tuổi thường xuyên đưa tay lên đầu và khóc, mẹ đưa đi khám, bác sĩ nói: May mà đến kịp! - Ảnh 1.

Cậu bé thường xuyên đưa tay lên đầu gãi (Ảnh minh họa).

Mặc dù cậu bé đã nói được 1 số từ nhưng khả năng diễn đạt còn hạn chế. Triệu Xuân cũng rất hiểu con, có thể nắm bắt được các nhu cầu của con dù đứa trẻ chưa nói được sõi, song hành động thường xuyên đưa tay lên đầu của bé thì cô vẫn không hiểu vì sao.

Cô còn để ý thấy con tỏ vẻ khó chịu, hay khóc hơn mỗi lần đưa tay lên đầu. Dù được mẹ gội đầu thật sạch, bé vẫn lặp lại hành động này. Lo lắng nghĩ rằng hành vi của con trai rất bất thường, Triệu Xuân đưa con đi bệnh viện khám.

Con 2 tuổi thường xuyên đưa tay lên đầu và khóc, mẹ đưa đi khám, bác sĩ nói: May mà đến kịp! - Ảnh 2.

Trẻ dùng tiếng khóc để giao tiếp với cha mẹ (Ảnh minh họa).

Sau khi kiểm tra, bác sĩ nói: May mà mẹ để ý đưa con đi khám kịp thời! Bé bị viêm tai giữa, để lâu nữa là tình hình nghiêm trọng, có thể phải phẫu thuật. Khi ấy, Triệu Xuân mới hiểu rằng con thường xuyên đưa tay lên đầu, gãi đầu, đập đập tay vào đầu để giảm bớt khó chịu, đồng thời ra tín hiệu truyền đạt thông tin cho mẹ nhưng mẹ không hiểu nổi.

Ở trẻ nhỏ, dù khả năng ngôn ngữ còn hạn chế nhưng các cử chỉ của cơ thể đã phát triển tương đối hoàn thiện. Nếu bố mẹ phát hiện thấy con có hành vi bất thường, đó là một tín hiệu cho thấy con có điều không ổn về tâm lý hoặc sức khỏe. Bố mẹ nên tìm hiểu và đưa trẻ đi thăm khám kịp thời để có biện pháp điều trị.

Nhiều người nghĩ trẻ bị viêm tai giữa là phải chảy mủ hoặc dịch từ ống tai ra. Nhưng đó chỉ là 1 trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh này. Có những trẻ bị viêm tai giữa nhưng không chảy dịch, thay vào đó, trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau: sốt; dùng tay dụi hoặc kéo vành tai; trằn trọc quấy khóc; chán ăn; phản ứng với âm thanh; nôn ói hoặc tiêu chảy...

Ngoài viêm tai giữa, ở trẻ nhỏ chưa nói tốt, có những hành vi bất thường sau cha mẹ cần lưu tâm:

Con 2 tuổi thường xuyên đưa tay lên đầu và khóc, mẹ đưa đi khám, bác sĩ nói: May mà đến kịp! - Ảnh 4.
 

1. Mắt không phản ứng với những thứ xung quanh

Khoảng 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể giao tiếp cơ bản với mọi người. Một đứa trẻ khỏe mạnh đôi mắt thường sáng và nhanh nhẹn, chúng cũng dùng đôi mắt để giao tiếp với xung quanh, thể hiện niềm vui của mình. Nếu trẻ có vấn đề về sức khỏe, mắt của trẻ sẽ trở nên lờ đờ, phản ứng chậm,

Khi bố mẹ phát hiện thấy con không có phản ứng mắt nhanh nhạy, cảm giác lúc nào cũng rười rượi buồn ngủ, đi kèm với trạng thái cáu kỉnh, thiếu năng lượng... cha mẹ cần xem xét sức khỏe của trẻ.

2. Chán ăn, bỏ bú

Trẻ nhỏ có niềm đam mê đặc biệt với sữa, dù là bú mẹ trực tiếp hay bú bình, bởi đó là thức ăn duy nhất của chúng trước 6 tháng tuổi. Vì thế, khi trẻ đột nhiên chán ăn, bỏ bú, cha mẹ cần chú ý đưa con đi kiểm tra để tìm ra nguyên nhân xem con đang gặp vấn đề bất thường gì.

Tình trạng bỏ bú kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.

3. Thường xuyên thức giấc giữa đêm khóc

Ngoài 1 tháng tuổi, trẻ sẽ ngủ ngoan hơn, kể cả bé có thức dậy bú đêm thì cũng sẽ ngủ tiếp. Trẻ sơ sinh dành nhiều thời gian để ngủ, đó cũng là khoảng thời gian bé nạp năng lượng. Khi bé đang có thói quen ngủ tốt lại đột nhiên thức giấc nhiều lần trong đêm quấy khóc mà môi trường ngủ đã an toàn và dễ chịu, có khả năng bé đang gặp vấn đề gì đó không ổn.

 

Link bài gốc

Theo Tri Thức Trẻ

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang