Cha mẹ nào cũng muốn con học hành chăm chỉ, có kết quả trên lớp thật tốt. Chính vì vậy ngoài thời gian học ở trường, bố mẹ còn yêu cầu con học thêm buổi tối. Dù đã khuya nhưng nếu con chưa làm xong bài tập, bố mẹ vẫn bắt phải làm nốt mới được đi ngủ.
Gia đình anh Tiền (Trung Quốc) cũng giống như vậy. Mỗi tối ông bố này đều ngồi học cùng con đến 11h đêm. Dù chăm chỉ là vậy nhưng kết quả thi giữa kỳ của con anh lại xếp gần bét lớp. Giáo viên chủ nhiệm đã mời anh Tiền lên trưởng làm việc. Cô giáo cho biết con anh ở lớp lúc nào cũng mệt mỏi, ngáp ngắn ngáp dài và không tập trung vào bài giảng.
Sau khi nghe anh Tiền kể chuyện kèm con học, cô giáo kết luận: "Tôi nghĩ cháu đang bị thiếu ngủ. Nếu não bộ không được nghỉ ngơi đầy đủ thì hiệu suất làm việc hôm sau sẽ không thể bằng hôm trước". Nhận được lời khuyên của cô giáo, kể từ đó mỗi ngày anh Tiền đều cho con đi ngủ trước 10 giờ tối, bất kể đã làm xong bài hay chưa.
Con trai anh Tiền bị thiếu ngủ, dẫn đến kết quả học suy giảm
Sau một tuần kiên trì, con trai anh dường như rạng rỡ, tràn đầy sức sống hơn hẳn. Điểm số trên lớp cũng được cải thiện. Đến lúc đó, anh Tiền mới thấy được tầm quan trọng của việc ngủ đủ giấc.
Thực tế tình trạng thiếu ngủ dài ngày có thể ảnh hưởng nhiều đến trí thông minh của trẻ. Trừ khi có việc gì đặc biệt, còn không bố mẹ nên cho con ngủ trước 10 giờ tối. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu không được đi ngủ sớm, chỉ số thông minh của trẻ sẽ tụt giảm. Cụ thể, có 3 yếu tố bị ảnh hưởng như sau:
Mất tập trung và hay buồn ngủ vào ban ngày
Việc ngủ muộn sẽ ảnh hưởng đến trạng thái của trẻ trong ngày hôm sau. Dù trẻ có ngủ bù 1 tiếng vào buổi sáng hoặc buổi trưa thì vẫn không thể hết mệt mỏi, uể oải. So với người lớn, trẻ nhỏ cần thời gian ngủ nhiều hơn. Nếu trẻ không ngủ trước 10 giờ tối, hôm sau đến lớp bé sẽ rất mệt mỏi, dẫn đến kết quả học tập giảm sút.
Ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
Khi trẻ đi ngủ, tuyến yên trong não sẽ tiết ra hormone để kích thích phát triển chiều cao. Việc đi ngủ muộn hoặc ngủ không sâu giấc sẽ khiến hormone tăng trưởng tiết ra ít hơn. Đồng thời việc đi ngủ quá muộn sẽ khiến cơ thể phải chịu một áp lực nhất định. Adrenaline tăng cao sẽ ức chế quá trình tiết hormone tăng trưởng. Dưới tác động kép như vậy, trẻ sẽ khó mà phát triển chiều cao.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của não
Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu và chỉ ra: Ở trạng thái ngủ sâu, lưu lượng máu lên não sẽ tăng lên đáng kể, nâng cao khả năng cung cấp oxy. Bên cạnh đó giấc ngủ cũng có thể giúp não tổng hợp protein, từ đó ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ. Quan trọng nhất, nếu trẻ rơi vào tình trạng kém tập trung, tốc độ phản ứng chậm và trí nhớ kém trong thời gian dài thì dù có hình thành thói quen ngủ tốt trong tương lai thì mọi việc cũng khó cải thiện.
Link gốc: https://phapluatbandoc.giadinh.net/con-trai-toi-nao-cung-hoc-bai-den-khuya-nhung-van-kem-bo-va-co-giao-ngoi-trao-doi-voi-nhau-noi-chuyen-1-hoi-thi-ra-tai-bo-20201128111737439.chn
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.