Dành cho ai mong Tết: Ghé thăm ngôi làng trăm năm gần Hà Nội, sở hữu những mảnh ruộng cúc "tiến vua" vàng óng, làm dân tình khắp nơi đổ về nườm nượp chụp hình

Những ngày tháng 12 cũng là vụ thu hoạch cúc chi tại làng dược liệu Nghĩa Trai (tỉnh Hưng Yên), hình ảnh cả một khung trời rực rỡ sắc vàng làm ai cũng cảm thấy Tết như đã về.

Ghé thăm ngôi làng trăm năm gần Hà Nội, sở hữu những mảnh ruộng cúc
 

Vượt 30km từ Hà Nội về làng dược liệu Nghĩa Trai (thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) trong thời tiết lạnh của miền Bắc những ngày này thực sự là thử thách cho những ai có sở thích đi "check-in" mọi nơi. Tuy nhiên khi đến đây ta như cảm giác mọi thử thách của thời tiết và đường xa thực sự bõ công bởi khung cảnh ngôi làng nổi tiếng trồng dược liệu này quá đẹp mắt trong mùa thu hoạch hoa cúc chi.

Chẳng phải kiếm tìm lâu la, cứ đi theo con đường bê tông dẫn vào làng ngay lập tức đập vào mắt là những cánh đồng cúc chi vô cùng tuyệt đẹp. Như dải lụa vàng óng kéo dài tít tới chân trời. Ở Nghĩa Trai cúc chi được trồng vào tháng 6 và thu hoạch vào độ tháng 12, cây được trồng thành từng luống thấp.

Khi nở những bông cúc tròn xoe nhỏ xinh có màu vàng óng thi nhau khoe sắc, tạo ra một khung cảnh tuyệt đẹp, cùng với đó là những người nông dân ra đồng thu hoạch hoa, ta như có cảm giác ở nơi đây Tết đã về.

Ghé thăm ngôi làng trăm năm gần Hà Nội, sở hữu những mảnh ruộng cúc
 

Theo chị Nguyễn Thị Dung (chủ ruộng cúc chi) chia sẻ: "Trong năm nay cúc ra sớm hơn vài tuần so với mọi năm và được người dân thu hái hoàn toàn thủ công liên tục cho đến gần Tết Nguyên đán là hết vụ. Sau thời điểm đó chúng tôi chỉ để 1 luống làm giống, còn sẽ trồng loại dược liệu khác. Cho đến giữa năm cúc chi sẽ được trồng trở lại, trong quá trình chăm sóc phải thường xuyên ra thăm ruộng, phải biết kỹ thuật "đè" cây khiến những luống hoa mọc thấp đều nhau và có sản lượng tốt nhất".

Tương truyền loại cúc chi tại vùng đất Hưng Yên được làm loại dược liệu tiến vua, bởi một nhẽ chỉ có thổ nhưỡng ở ngôi làng này mới cho ra loại hoa chất lượng tốt nhất. Nên chính vì điều này ngoài tên gọi thông thường là cúc chi, cúc vàng, hoàng cúc... thì loài hoa này còn được đặt cho cái tên cao quý là "cúc tiến vua".

Ghé thăm ngôi làng trăm năm gần Hà Nội, sở hữu những mảnh ruộng cúc
 
Ghé thăm ngôi làng trăm năm gần Hà Nội, sở hữu những mảnh ruộng cúc
 
Ghé thăm ngôi làng trăm năm gần Hà Nội, sở hữu những mảnh ruộng cúc
 
Ghé thăm ngôi làng trăm năm gần Hà Nội, sở hữu những mảnh ruộng cúc
 

Cúc chi sau khi đã đạt độ "chín" sẽ được thu hoạch, những bông không còn nụ và cũng chưa kịp tàn sẽ được những người nông dân thu hoạch, mỗi mùa cúc chi được người dân chia thành 2 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 tháng.

Thời điểm hiện tại mặc dù nhiệt độ ngoài trời khá lạnh nhưng với những người yêu thích vẻ đẹp mộc mạc mà vô cùng rực rỡ, không có gì quý hơn là cứ cuối năm đến làng Nghĩa Trai vừa để thưởng thức vẻ đẹp của một mùa hoa, vừa được tận hưởng sự yên bình, hiếu khách của người dân nơi đây.

Ghé thăm ngôi làng trăm năm gần Hà Nội, sở hữu những mảnh ruộng cúc
 

Những vườn cúc chi không những được thu hoạch làm dược liệu mà còn được người dân thu phí chụp ảnh. Theo một nông dân tại đây chia sẻ mỗi nhóm sẽ mất 50.000 đồng cho một buổi chụp tại ruộng cúc chi, lý do cũng là bởi những bông cúc mỏng manh dễ bị dập nát, nên chi phí vào chụp cũng chỉ để bù cho những lần người chụp hình "vô tình" làm nát hoa.

Ấy thế nhưng sau khi đã xuống ruộng cúc chi thì chỉ cần đưa máy lên là đã có những bức ảnh đẹp tuyệt vời với background là một nền hoa vàng óng. Không những thế những người dân ở đây vô cùng nhiệt tình, khi tặng luôn cả đạo cụ cầm tay là những bó cúc nhỏ xinh, người mẫu cũng có thể vào vai những người thu hái hoa, đủ khiến trải nghiệm ở đây thêm thú vị muôn phần.

 
 
 
Ghé thăm ngôi làng trăm năm gần Hà Nội, sở hữu những mảnh ruộng cúc
 
Ghé thăm ngôi làng trăm năm gần Hà Nội, sở hữu những mảnh ruộng cúc
 
Ghé thăm ngôi làng trăm năm gần Hà Nội, sở hữu những mảnh ruộng cúc
 
Ghé thăm ngôi làng trăm năm gần Hà Nội, sở hữu những mảnh ruộng cúc
 
Ghé thăm ngôi làng trăm năm gần Hà Nội, sở hữu những mảnh ruộng cúc
 

Vào vụ hoa là cả một vùng hoa thi nhau đua nở, cũng chính vì đặc thù phải hái tay hoàn toàn thủ công nên một mảnh ruộng có tới cả chục người thu hái, tùy vào sự quen tay mà hái được nhiều hay ít. Trung bình mỗi người hái được khoảng 15 - 20kg hoa mỗi ngày, với tiền thù lao 10.000 đồng/kg.

Cúc chi trong những năm qua là một trong những loại trà tốt cho sức khỏe nên phải ghé tận vườn ngôi làng thảo dược 250 tuổi dân buôn mới kịp thu mua hoa tươi với giá 50.000 đồng/kg. Những bông hoa tươi được người dân thu hoạch nhanh chóng đưa về nhà để tiến hành sấy khô.

 
 
 
Ghé thăm ngôi làng trăm năm gần Hà Nội, sở hữu những mảnh ruộng cúc
 
Ghé thăm ngôi làng trăm năm gần Hà Nội, sở hữu những mảnh ruộng cúc
 

Cúc chi chỉ sau vài giờ thu hoạch sẽ được người dân nơi đây phơi khô, sấy bằng than hoặc lò điện, sau vài tiếng sẽ cho ra cúc thành phẩm đã được sấy khô. Loại thảo dược này có thể chiết xuất thành các chất dược liệu như Gluxit, tetaxilin... nên được làm nguyên liệu cung cấp cho các công ty chế biến thảo dược hoặc bán làm trà phục vụ cho dịp Tết. Cứ mỗi 5kg cúc chi tươi được 1kg cúc khô được bán với giá từ 500.000-700.000đ tùy thời điểm.

Ghé thăm ngôi làng trăm năm gần Hà Nội, sở hữu những mảnh ruộng cúc
 
Ghé thăm ngôi làng trăm năm gần Hà Nội, sở hữu những mảnh ruộng cúc

Khác với những vùng quê khác tại Bắc Bộ mời khách đến chơi nhà bằng trà mạn, nước vối... thì đến với Nghĩa Trai, ta sẽ được người dân nơi đây mời ngay một chén trà cúc "tiến vua". Ngôi gần những mẻ cúc đang sấy đượm hương tựa như mùi mật, nâng ly nhấp chén trà nóng mang vị ngọt dịu nhẹ sẽ khiến cho những ai đến với vùng đất này sẽ phải mãi nhớ.

 
 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang