Đừng khen "Con thật tuyệt vời", giáo sư Đại học Stanford khuyên bố mẹ nên sử dụng 5 cách nói sau để càng khen trẻ càng giỏi

Đừng khen ngợi con thật thông minh, con thật tuyệt vời. Bạn có thể thử áp dụng 5 phương pháp sau đây, vừa đơn giản, dễ áp ​​dụng lại có thể giúp trẻ phát triển Tư Duy Tăng Trưởng.

Carol Dweck, nhà tâm lý học đến từ Đại học Stanford đồng thời cũng là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tâm lý học đã dành gần 10 năm nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng: Những đứa trẻ thường được khen ngợi là thông minh thường dễ rơi vào Tư Duy Cố Định (Tin rằng trí thông minh là di truyền và hữu hạn), trong khi những đứa trẻ thường được khen ngợi vì chăm chỉ có nhiều khả năng Tư Duy Tăng Trưởng (Tin rằng quyết tâm có thể vượt thử thách).

Theo nghiên cứu của Dweck, ông khuyên rằng nếu bạn muốn khích lệ con mình thì hãy động viên, khen ngợi chúng vì đã nỗ lực hơn là khen chúng thông minh. Nếu tập trung vào sự thông minh, bạn sẽ vô tình tạo ra kiểu tư duy cố định cho con trẻ, làm cho chúng trở nên "miễn cưỡng" khi phải chấp nhận rủi ro và dễ tổn thương khi thất bại.

Đừng khen

Nếu tập trung vào sự thông minh, bạn sẽ vô tình tạo ra kiểu tư duy cố định cho con trẻ.

Thí nghiệm thực tế với một nhóm học sinh lớp 7 cho thấy dù có điểm đầu vào xấp xỉ nhau nhưng sau hai năm, những em có tư duy phát triển có kết quả vượt trội hơn hẳn so với nhóm tin tưởng vào tư duy cố định.

Kết quả thí nghiệm có thể giải thích như sau: Dù năng lực ban đầu là như nhau nhưng những em với tư duy cố định có mục tiêu số một là bằng mọi giá phải luôn giỏi giang ở mọi lĩnh vực. Ngược lại, mục tiêu lớn nhất của những học sinh với tư duy phát triển lại là luôn học tập bằng mọi giá ở mọi lĩnh vực. Các em không sợ sai, sẵn sàng đương đầu thử thách bởi có niềm tin rằng kết quả sẽ dần tốt hơn, thành công hơn.

Cụm từ "con thật thông minh" hay "con giỏi quá" mà cha mẹ hay nói sẽ thao túng tư duy con. Bạn có thể thử áp dụng 5 phương pháp sau đây, vừa đơn giản, dễ áp dụng lại có thể giúp trẻ phát triển Tư Duy Tăng Trưởng.

Đầu tiên, hãy khen ngợi trẻ về khả năng tư duy và khuyến khích trẻ sử dụng trí não của mình

Bạn có thể thường xuyên nói với con mình: Phương pháp này thực sự rất hay, con nghĩ ra nó như thế nào? Mẹ chưa bao giờ nghĩ đến những điều này, khả năng tư duy của con thực sự rất tuyệt vời.

Trẻ sẽ thấy được bố mẹ thực sự chú ý và đánh giá cao cách làm của chúng. Khi bạn nói vậy bạn sẽ cho trẻ thấy trẻ đang có một thứ gì đó đáng để chia sẻ với bạn. Sự động viên này cũng khiến con nghĩ về quá trình tạo ra tác phẩm hoặc cách con đã giải quyết vấn đề. Trẻ sẽ tràn đầy quyết tâm trong những lần tiếp theo.

Thứ hai, khen ngợi các chi tiết, để bọn trẻ biết chúng tuyệt vời ở điểm nào

Ví dụ, "Hôm nay con đã chơi đồ chơi và cất chúng đi. Một đứa trẻ ngoan sẽ biết dọn dẹp như thế." Thay vì "Chà, con đã làm một công việc tuyệt vời!".

Đừng khen

Khen ngợi các chi tiết, để bọn trẻ biết chúng tuyệt vời ở điểm nào. (Ảnh minh họa)

Trong cuốn "Cha mẹ Nhật dạy con tự lập" tác giả Sugahara có phân tích rằng có những trẻ đôi khi lấy việc khen ngợi đó làm phần thưởng, trẻ sẽ làm chỉ khi được khen như vậy hoặc để được nhận những lời khen đó. Nhưng rồi lâu dần khi trẻ nghe chán những lời khen kiểu đó rồi rồi (chán với phần thưởng) thì trẻ chẳng còn hứng thú để tiếp tục làm nữa.

Hãy nhớ rằng, lời khen nên thiết thực để trẻ có thể hiểu rõ mình đang làm tốt ở điểm nào và cảm nhận được sự chân thành trong lời khen của bạn. Chúng cũng sẽ làm tốt hơn mọi việc tương tự trong tương lai.

Thứ ba, học cách khen ngợi trẻ từ một "người thứ ba" để khuyến khích trẻ tự tin hơn

Ví dụ, nếu trẻ cảm thấy khiêu vũ quá khó và không muốn tiếp tục học nhảy, thì cha mẹ có thể dùng lời khen ngợi từ một "người thứ ba" và kích thích động lực bên trong của trẻ.

Lúc này, cha mẹ có thể nói: Cách nhảy của con rất đẹp, động tác thật dứt khóa. Lần trước, bà hàng xóm xem video nhảy của con và nghĩ rằng con thực sự có năng khiếu khiêu vũ. Ông ấy cũng muốn đăng ký một lớp học khiêu vũ cho con trai mình.

Thứ tư, khen ngợi sự chăm chỉ của trẻ

Con được 10 điểm trong bài kiểm tra, đừng nói con quá giỏi. Bởi nếu lần sau trẻ không đạt 10 điểm chắc chắn trẻ sẽ rất bực bội, buồn bã và sinh ra tâm lý thấy mình kém cỏi.

Đừng khen
 

Chúng ta sẽ nói gì?

Không phải để nhấn mạnh kết quả này với trẻ mà để khen ngợi sự cố gắng và chăm chỉ của trẻ trong quá trình đạt được kết quả này, đây là điều quan trọng nhất.

Con ơi, mẹ biết rằng con đã đạt 10 điểm trong kỳ thi này. 10 điểm này không phải là thứ con có được một cách ngẫu nhiên. Đây là kết quả của con nghiêm túc làm bài tập, chuẩn bị trước khi đến lớp hàng ngày. Mẹ còn nhớ con đang ốm lại một chút nhưng vẫn không quên nhiệm vụ học tập, mẹ tin rằng sự kiên trì của con chắc chắn cuối năm sẽ gặt hái được nhiều thành công. 

Hãy nhớ khen ngợi quá trình và nỗ lực chứ không phải là kết quả và thành tích cuối cùng.

Thứ năm, khen ngợi khả năng lựa chọn và trau dồi ý thức tự chủ

Chẳng hạn: "Con có lựa chọn đúng đắn khiến bố mẹ cảm thấy rất vui". Thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành chúng ta đều phải trải qua rất nhiều lần đứng giữa ngã ba đường. Thật đáng khen khi trẻ lắng nghe bằng trái tim mình và đưa ra lựa chọn của riêng con từ khi con còn quá nhỏ. Khen vào lúc này sẽ không hại gì đến con.

Khen ngợi con biết lựa chọn là cách hướng trẻ phát triển trong tương lai. Bởi sau này khi trẻ khôn lớn, trẻ sẽ đối mặt nhiều vấn đề và cần đưa ra lựa chọn đúng đắn, phù hợp.

Lời khen đúng lúc của cha mẹ sẽ giúp trẻ tránh trở nên kiêu căng, ngạo mạn. Tuy nhiên, cha mẹ cần sử dụng lời khen thật khéo để hướng trẻ phát huy đức tính khiêm tốn, nhã nhặn trước mọi người. Trong việc khen ngợi và khích lệ trẻ nếu có thêm thái độ chân thành và ấm áp của người lớn hay một cái ôm... sẽ càng giúp nuôi dưỡng cảm xúc tích cực cho trẻ.

Đừng khen
 
 

Link gốc: http://ttvn.toquoc.vn/dung-khen-con-that-tuyet-voi-giao-su-dai-hoc-stanford-khuyen-bo-me-nen-su-dung-5-cach-noi-sau-de-cang-khen-tre-cang-gioi-222021193193331110.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang