Ghế suy ngẫm - Cách phạt con hiệu quả dập tắt sự bướng bỉnh của mọi đứa trẻ

Đánh mắng, hay quát nạt đôi khi không khiến những đứa trẻ nghe lời mà chỉ càng khiến con bướng bỉnh hơn. Nhưng với một chiếc ghế nhỏ và hình phạt “suy ngẫm” sẽ khiến con ngoan ngoãn hơn rất nhiều.

Song II Gook là một diễn viên Hàn Quốc rất nổi tiếng tại Hàn Quốc và Việt Nam với nhiều bộ phim truyền hình được yêu thích. Tên tuổi của anh càng được hâm nóng hơn khi tham gia chương trình truyền hình thực tế “Supermen Returns” với 3 cậu con trai vô cùng đáng yêu và thông minh là Deahan, Minguk và Manse.

Bố Song II Gook và bộ ba nổi tiếng

Song II Gook và bộ ba đã thực sự trở thành một hiện tượng truyền hình không chỉ bởi vẻ ngoài đáng yêu, lém lỉnh và sự thông minh của 3 đứa trẻ mà còn nhờ những phương pháp dạy con độc đáo và khoa học của người bố này.

Phương pháp "Chiếc ghế suy ngẫm" được Song II Gook áp dụng rất thành công

Một trong những cách dạy con được tâm đắc nhất của Song II Gook đó là phương pháp “Chiếc ghế suy ngẫm”. Với phương pháp này, Song II Gook đã chuẩn bị sẵn cho mỗi đứa con của mình một chiếc ghế riêng. Khi chúng phạm lỗi, anh sẽ yêu cầu con tự cầm ghế của mình và mang vào căn phòng của con. Tại đây hình phạt sẽ diễn ra. Đứa trẻ phạm lỗi được yêu cầu ngồi vào chiếc ghế, quay mặt vào tường, ngồi im và suy ngẫm trong 5 phút về hành vi của mình. Khi bé đã ngồi ngay ngắn, bố sẽ nói cho con biết lý do mình bị phạt để con suy ngẫm về điều mình làm. Sau đó, bố ra khỏi phòng và bấm giờ, để con tự ngồi trong phòng suy nghĩ. Hết thời gian phạt, bố trở lại phòng giải thích lại cho con một lần nữa hành động đó là sai và con không nên làm như vậy rồi ôm hôn con.

Chiếc ghế suy ngẫm giúp bố mẹ không nhọc lòng quát mắng con

Trả lời trên báo chí, Bác sĩ nhi khoa Anh Nguyễn cho biết chiếc ghế suy ngẫm (hay còn gọi là chiếc ghế hư đốn) là phương pháp dạy con hiệu quả mà bố mẹ không cần nhọc lòng quát mắng con.

Trong khoa học tâm lý, trẻ nhỏ là đối tượng dễ thay đổi và không chấp nhận sự giáo dục bằng giáo điều. Các bé chỉ chấp nhận sự lặp lại và chỉ có thể khắc sâu ghi nhớ bằng hình thức lặp lại. Nếu bé làm điều gì đó sai, bố mẹ răn đe, quát mắng hay thậm chí đánh con thì chỉ khiến trẻ vâng lời vào thời điểm đó rồi quên ngay, hoặc nhiều trường hợp bé sẽ phản kháng lại bằng cách tỏ ra bướng bỉnh hơn.

Tuy nhiên, nếu kiên nhẫn dành cho con một khoảng thời gian ngắn từ 5 đến 10 phút (không nên dài hơn vì khả năng tập trung của trẻ thấp) để bé suy nghĩ, sau đó giải thích lại cho con về việc làm sai của mình và điều đó là không nên. Kiên trì thực hiện và lặp đi lặp lại phương pháp này thì dần dần con sẽ ghi nhớ trong đầu.

Các bước thực hiện như sau:

- Khi con bướng bỉnh, nghịch ngợm mẹ yêu cầu con phải ngồi vào chiếc ghế đã chuẩn bị sẵn, chọn một góc yên tĩnh để con không bị phân tâm.

- Mẹ ngồi đối diện ngang tâm với con, nghiêm túc yêu cầu con ngồi yên trên ghế cho đến khi mẹ quay lại. Số phút ngồi trên ghế bằng số tuổi của trẻ. Mẹ phải dùng giọng thật nghiêm túc và yêu cầu con quay lại ghế nếu bé tiếp tục nghịch ngợm.

- Khi hết thời gian, mẹ quay lại và giải thích cho con về hành vi sai trái của mình. Với bé từ 2,5 tuổi trở lên, mẹ yêu cầu con nói lời xin lỗi sau khi bé đã nhận sai.

- Cuối cùng mẹ nên nói lời yêu thương hoặc ôm bé vào lòng để con không cảm thấy bị tổn thương.

Bác sĩ Anh Nguyễn (ĐH Worcester-Anh) chia sẻ thêm: “Trong trường hợp mẹ đã áp dụng tốt phương pháp, bé chịu xin lỗi nhưng vẫn lặp lại hành vi bướng bỉnh thì mẹ vẫn nên kiên trì tiếp tục áp dụng đúng 1 phương pháp đến khi bé giảm dần số lần biểu hiện hành vi”.

TH

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang