Mẹ bầu 7 tháng chia sẻ thực đơn ăn uống giúp "vào con không vào mẹ"

(lamchame.vn) - Bên cạnh chế độ ăn uống, việc luyện tập và giữ cho tinh thần vui vẻ cũng là yếu tố rất quan trọng.

Trong khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày mang thai, mẹ bầu sẽ đối mặt với rất nhiều sự thay đổi của cơ thể, trong đó có cân nặng. Nhiều mẹ bầu chia sẻ có cảm giác thèm ăn suốt cả ngày, tuy nhiên, việc ăn quá nhiều có thể dẫn đến một số nguy cơ như mẹ bầu thừa cân, vào mẹ nhưng không vào con, thai nhi quá to dẫn đến khó sinh...

Hiểu rất rõ điều này, chị Nguyễn Phương (sống tại Vũng Tàu, hiện mang thai em bé thứ 2 được 7 tháng) đã thiết lập chế độ ăn uống, luyện tập khoa học để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Hiện tại dù đã ở những tháng cuối của thai kỳ nhưng bà mẹ trẻ vẫn luôn tràn đầy sức sống nhờ những thực đơn healthy. Các món ăn này giúp mẹ bầu khỏe mạnh với các chỉ số đường huyết tốt, sức khỏe được đảm bảo. 

Thực đơn của mẹ bầu 7 tháng có nhiều rau xanh, đầy đủ dinh dưỡng theo từng bữa. Từ ngày ăn theo chế độ này, bà mẹ 2 con cho biết bản thân luôn cảm thấy khỏe mạnh, nhẹ nhàng, vui vẻ hơn trong cuộc sống. 

Các bữa ăn vừa ngon vừa đầy đủ dinh dưỡng của mẹ bầu.

"Cho đến hiện tại, mình vẫn đang sở hữu một cơ thể không phù nề, không bị chuột rút hay táo bón sinh lý thai kỳ do uống nhiều vitamin nóng, đặc biệt là mình vẫn chưa rạn bụng, mặc dù mình không hề bôi dưỡng ẩm hay dầu dừa, kem trị rạn.

Mẹ bầu ăn healthy tốt cho mẹ, mà con trộm vía vẫn phát triển khỏe mạnh. Mẹ nấu lại nhàn, nhanh hơn, tiết kiệm được các công đoạn nấu nướng và có thời gian hơn để làm việc và nghỉ ngơi. Mình không phải ăn để giảm cân mà bản thân cảm nhận được khi có sức khỏe thì mới làm việc tốt, tinh thần vui vẻ và đầu óc minh mẫn hơn", chị Phương chia sẻ. 

Hiện tại, bên cạnh công việc chính, chị Phương vẫn dành thời gian chăm sóc, dạy bé đầu học, nấu ăn dọn dẹp cùng rất nhiều đầu việc không tên khác, tuy nhiên bà mẹ trẻ vẫn duy trì thói quen ăn uống giúp bản thân luôn tràn đầy năng lượng. 

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý giúp "vào con không vào mẹ", mẹ bầu dễ về lại dáng sau khi sinh.

"Song song với đó, mình vẫn hàng ngày dậy vào lúc 4h sáng để đọc sách, làm việc online, nghiên cứu về giáo dục sớm cho trẻ. Tất cả những kiến thức thu nạp được giúp cho đầu óc được minh mẫn, nhận được nhiều giá trị và động lực để giúp bản thân tiến lên mỗi ngày.

Mình tin rằng khi mẹ bầu có thói quen lành mạnh, tinh thần thoải mái thì em bé sẽ khoẻ mạnh, sinh xong cũng có một sức khoẻ tốt và nhanh chóng về vóc dáng mình mong muốn.

Mình ý thức được thứ ưu tiên nhất hàng đầu phải là sức khỏe. Khỏe thì mới chăm con tốt đồng hành cùng con. Chạm mốc 30 tuổi cũng là lúc mình có một ngưỡng mới ý thức hơn trong trách nhiệm với các con. Ai cũng biết sức khỏe quan trọng, có sức khỏe có tất cả.

Mẹ bầu Nguyễn Phương đang ở giai đoạn cuối của thai kỳ.

Tuy nhiên cuộc sống bộn bề thường cứ chạy theo cơm áo gạo tiền và quên mất đi rằng giá trị của sức khoẻ, phải khỏe mạnh mới tạo ra đồng tiền. Khi đổ bệnh hay biến cố mới thấy sức khoẻ quan trọng lại quay về chăm thì vừa tốn kém hơn lại mất thời gian, mất đi công việc.

Khi có sức khỏe ta có ngàn ước mơ, khi không có sức khỏe ta chỉ có một ước mơ là khỏe mạnh. Sự khỏe mạnh là nền tảng cơ bản của một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, là cơ sở quan trọng để mỗi người thực hiện ý tưởng, ước mơ, nguyện vọng của cuộc đời mình. Bởi nếu bệnh tật, ốm đau, chúng ta thường sẽ không còn đủ sức khỏe, tâm trí nào mà lo lắng, suy nghĩ đến những việc khác", bà mẹ trẻ tâm huyết gửi gắm. 

Theo chị Phương, việc ăn uống healthy trong thời gian mang thai không chỉ giúp mẹ tránh được nhiều loại bệnh nguy hiểm như tiểu đường, béo phì gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con, mà còn giúp các mẹ sau khi sinh xong sẽ nhanh chóng lấy lại được vóc dáng gọn gàng. Từ đó, các chị em sẽ tự tin, vui vẻ hơn trong cuộc sống. 

Chế độ healthy giúp "vào con không vào mẹ"

Một chế độ ăn uống không tốt có ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi và có thể khiến quá trình mang thai trở nên khó khăn hơn. Thêm vào đó, nó có thể làm tăng nguy cơ như: mệt mỏi, ợ chua, rạn da, tiểu đường thai kỳ và các bất thường liên quan đến thai kỳ khác như tiền sản giật. Mặt khác, việc bổ sung các món ăn nhẹ và thức ăn lành mạnh có thể giúp bé có sức khỏe tốt hơn, phát triển trí não, xương và hệ miễn dịch tốt hơn.

Chế độ ăn eat clean tạo ra sự khác biệt rất lớn khi giảm cân sau sinh. Thông thường, nhu cầu năng lượng đối với phụ nữ có thai là bổ sung thêm 300 calo mỗi ngày trên mức tiêu thụ hàng ngày được khuyến nghị trước khi mang thai, điều này sẽ phụ thuộc vào chiều cao, tuổi, giới tính, cân nặng hiện tại và mức độ hoạt động của bạn. Vậy, thực phẩm nào sẽ được chọn trong chế độ ăn eat clean cho bà bầu.

Điều quan trọng là luôn phải ăn nhiều loại thức ăn trong ngày và đảm bảo rằng bà bầu ăn chế độ eat clean và em bé đang nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả hai.

Một số gợi ý về các món ăn dinh dưỡng cho mẹ bầu là: Hoa quả và rau, sữa chua, sữa, các loại đậu, khoai lang, cá hồi, trứng, bông cải xanh, thịt nạc, cá tuyết, ngũ cốc, bơ, trái cây giàu vitamin C, chà là... Các mẹ cố gắng bổ sung những thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày nhé:

- Thực đơn tham khảo 3 tháng đầu cho mẹ:

Mẹ bầu 7 tháng chia sẻ thực đơn ăn uống giúp "vào con không vào mẹ" - Ảnh 4.

- Thực đơn 3 tháng giữa thai kỳ:

Lúc này mẹ vẫn cần nạp đầy đủ các dinh dưỡng dựa theo thực đơn mẫu ở trên. Tuy nhiên cần bổ sung thêm chất xơ, canxi, sắt, folate, vitamin D, C... Ví dụ buổi sáng mẹ cần kết hợp ít nhất 3 nhóm thực phẩm ví dụ như bánh mì nguyên cám, trứng, salad trái cây và 1 ly sữa.

Buổi trưa mẹ có thể ăn cơm với các món mình thích nhưng vẫn đảm bảo đủ đạm, chất sắt, chất xơ, vitamin từ trái cây... Buổi tối mẹ có thể đa dạng bằng mì ống, nui... Đừng quên uống sữa hoặc ăn nhẹ cho bữa phụ.

- Thực đơn gợi ý 3 tháng cuối thai kỳ

Ngày 1: 

Bữa sáng: Bún, nước ép táo, cà rốt; Bữa sáng phụ: Sữa, nho khô. 

Bữa trưa: Thịt bò xào đậu, đậu sốt cà chua, canh rau dền, cơm; Bữa phụ trưa: Hạt hạnh nhân, chè đậu đỏ cốt dừa.  

Bữa tối: Sườn khô, đậu cove xào nấm, canh mồng tơi nấu tôm, cơm Bữa tối phụ: Sữa chua, xoài.

Ngày 2: 

Bữa sáng: Miến ngan, nước cam; Bữa sáng phụ: Chuối, hạnh nhân. 

Bữa trưa: Cá thu sốt cà chua, canh rau khoai nấu tôm, bông bí xào tôm, cơm; Bữa trưa phụ: Sữa chua, bánh mì phô mai.

Bữa tối: Rau lang xào tỏi, thịt kho tàu, canh mồng tơi nấu thịt, cơm; Bữa phụ tối: Sữa, súp cua.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang