Mẹ có biết những gì cần chuẩn bị để đón bé yêu

(lamchame.vn) - Khi ngày trọng đại ngày càng đến gần, bạn sẽ cần tất cả sự giúp đỡ để chuẩn bị cho việc sinh con, chuẩn bị cho em bé sau khi chào đời và hơn thế nữa. Chuẩn bị sức khỏe, tinh thần cho bạn và chồng bạn về những điều sắp đến. Hãy giúp việc làm mẹ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn để có thể tận hưởng trọn vẹn nhất những hạnh phúc ấy bằng cách chuẩn bị cho mình thật nhiều kiến thức và kĩ năng với lời khuyên từ các chuyên gia của Abbott

Theo dõi các cơn co thắt của bạn trong quá trình chuyển dạ
Khó để nhận ra rằng bạn đang có dấu hiệu chuyển dạ thực sự hay đó chỉ đơn giản là các cơn co thắt Braxton Hicks (còn được gọi là cơn chuyển dạ giả). Nhưng bạn có thể theo dõi đều đặn các cơn co thắt của bạn để biết chắc chắn hơn.

Ban đầu, các cơn co thắt có thể cách nhau khoảng 10 phút. Đo khoảng thời gian từ khi bắt đầu cơn co thắt đến cơn co thắt tiếp theo, và nhận thấy các cơn sau trở nên đau hơn, dài hơn và gần nhau hơn.

Nếu bạn mang thai chưa tới 37 tuần và bạn đang có nhiều cơn đau, thường xuyên, co thắt theo nhịp, bạn nên liên hệ nhân viên y tế, vì đây có thể là một dấu hiệu sinh non.

Cơ thể em bé của bạn chuẩn bị cho sự chào đời theo những cách đáng chú ý:
Một sự gia tăng hormone đột biến, có thể đóng một vai trò trong việc bắt đầu chuyển dạ, và cũng có thể giúp duy trì huyết áp và lượng đường trong máu sau khi sinh.
Đầu của bé chúc xuống khung xương chậu của mẹ; điều này được gọi là sa bụng hay bụng bị tụt xuống.

 

Ba giai đoạn chuyển dạ và sinh con  
•    Giai đoạn I: Chuyển dạ sớm, chuyển dạ tích cực và chuyển dạ chuyển tiếp
Chuyển dạ sớm có thể kéo dài từ 6 đến 12 giờ, cổ tử cung của bạn sẽ mở ra (giãn ra) đến 4 cm.
Chuyển dạ tích cực có thể kéo dài từ 4 đến 8 giờ, cổ tử cung của bạn sẽ giãn ra từ 4 cm đến 6 cm.
Trong quá trình chuyển dạ chuyển tiếp, các cơn co thắt sẽ mạnh hơn và thường xuyên hơn, cổ tử cung của bạn sẽ giãn ra đến 10 cm, báo hiệu rằng cơ thể bạn đã sẵn sàng cho giai đoạn chuyển dạ thứ hai.
•    Giai đoạn II: Sinh
Giai đoạn này kéo dài trung bình khoảng ba giờ. Cơ thể của bạn đã sẵn sàng để đẩy em bé ra ngoài. Hầu hết các em bé đều được sinh ở ngôi thai đầu. Vai, cánh tay và chân theo sau, giúp cho việc sinh diễn ra nhanh nhất trong toàn giai đoạn chuyển dạ.
•    Giai đoạn III: Sổ nhau thai
Giai đoạn này thường kéo dài từ 5 đến 20 phút, vì tử cung của bạn tiếp tục co bóp để đẩy nhau thai ra (sau khi sinh).

Cách giảm các cơn đau trong khi sinh
Các cách để giảm đau được sử dụng rộng rãi nhất bao gồm:
•    Thư giãn
•    Hít thở đều
•    Tắm nước ấm
•    Đi bộ trong thời gian chuyển dạ
•    Dùng thuốc giảm đau
•    Gây tê ngoài màng cứng
•    Các loại thuốc giảm đau khác do nhân viên y tế chỉ định
•    Phương pháp sinh
Trong lần khám thai cuối cùng, bạn và bác sĩ sẽ xác định phương pháp sinh tốt nhất cho bạn và con bạn. Các phương pháp bao gồm:
•    Sinh thường - Phương pháp sinh phổ biến nhất; lần sinh đầu tiên kéo dài khoảng 12 đến 14 giờ.
•    Sinh mổ theo lịch trình (C-section) - Căn cứ vào tiền sử bệnh, sức khỏe, kích thước cũng như sức khỏe của em bé, bác sĩ có thể sắp xếp lịch sinh mổ cho bạn.
•    Sinh mổ khẩn cấp - Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ nếu phương pháp sinh thường không có tiến triển hoặc nếu có lo ngại về an toàn cho mẹ hoặc em bé.
•    VBAC (sinh thường sau sinh mổ) - Một số thai phụ trước đây đã trải qua sinh mổ có thể sinh thường ở những lần mang thai sau.

Sự phục hồi của bạn sau khi sinh con
Sau khi em bé chào đời, cả hai sẽ tiếp tục được theo dõi sức khỏe bởi các nhân viên y tế. Hầu hết phụ nữ sinh thường mất một đến hai ngày để hồi phục trong bệnh viện. Phụ nữ sinh mổ thường mất 3-4 ngày để hồi phục trong bệnh viện. Trong cả hai trường hợp, thời gian nằm viện của bạn sẽ bao gồm:
•    Theo dõi liên tục tình trạng sức khỏe của bạn và con
•    Hỗ trợ, lời khuyên và các mẹo từ các nhân viên y tế về cách chăm sóc trẻ sơ sinh
•    Trợ giúp cho con bú sữa mẹ hoặc cho bú bình bằng sữa bột Similac®
Lưu ý cho các ông bố khi vợ sinh nở
Ngày này sẽ là một đáng nhớ mà cả hai bạn sẽ chia sẻ trong suốt cuộc đời. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi ngày sinh đến:
•    Hãy động viên vợ bạn. Cô ấy có thể cảm thấy dễ bị tổn thương trong khi sinh con và cần sự trấn an của bạn rằng cô ấy đang làm rất tốt - đặc biệt là đthời khắc chuyển dạ.
•    Nhường nhịn cô ấy. Bạn không biết vợ mình đang trải qua những gì; Cố gắng giảm bớt nỗi đau khi sinh đẻ bằng cách làm giảm bớt sự khó chịu của cô ấy.
•    Kiên nhẫn. Cô ấy có thể sẽ quát mắng và hét lên với bạn hoặc nói những điều làm tổn thương bạn, vì vậy hãy coi như không có gì và cố gắng tập trung theo hướng tích cực.
•    Hãy cho thấy sự ủng hộ và động viên của bạn dành cho vợ mình. Cô ấy có thể tự chế giễu chính mình trong lúc chuyển dạ nếu cô ấy cảm thấy khó xử. Nói với cô ấy rằng cô ấy trông rất xinh đẹp và bạn tự hào về cô ấy.
•    Tôn trọng. Nếu bạn ghi hình lại quá trình sinh con, hãy nhớ rằng bạn sẽ xem lại khoảnh khắc này sau này. Vậy nên, lựa lời nói – và những gì bạn sẽ ghi lại - một cách cẩn thận.
•    Hãy thoải mái. Bạn có thể phải ở lại qua đêm, vì vậy hãy mang theo bộ đồ ngủ, quần áo để thay, đồ vệ sinh cá nhân, các đồ chăm sóc cá nhân và sách hoặc tạp chí. Lên danh sách số điện thoại và địa chỉ email của người thân và bạn bè mà bạn có thể chia sẻ tin vui.

Làm mẹ tuy vất vả những cũng tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Nhằm cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng cho mẹ và bé, Abbott và Similac không chỉ luôn đưa ra nhiều cải tiến dinh dưỡng đột phá mà còn đồng hành với mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu, giúp việc làm mẹ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Hãy cùng Similac cập nhật thông tin chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng mới nhất cho mẹ và bé tại https://similac.com.vn/mecobiet nhé!

 

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang