Nguyên nhân khiến bệnh chàm của con trở nên tồi tệ cha mẹ không ngờ tới

(lamchame.vn) - Dùng mãi một đơn thuốc cho con, nhiều mẹ không ngờ rằng, bé đang phải sử dụng chất độc thuộc bảng B theo phân loại của Bộ Y tế khiến bệnh chàm ngày càng tồi tệ.

Mới đây, chị Hạnh (ở quận 1, TPHCM) đã phải đưa con đến bác sĩ chuyên khoa da liễu cầu cứu. Chị Hạnh kể, ban đầu, vùng mông con gái chị chỉ có một vài vết ngứa nhỏ. Chị liền đưa con đi khám, bác sĩ kê đơn thuốc bôi ngoài da và hẹn sau một tuần tái khám. Nhưng sau vài ngày dùng thuốc, vết ngứa trên da con hết rất nhanh. Chị chủ quan không tới bệnh viện nữa.

Bệnh chàm ở trẻ em

Bệnh chàm ở trẻ em ( Ảnh: Internet)

Được một thời gian, con gái chị lại than ngứa, thì ra vết chàm cũ đã lan sang vị trí khác. Thấy tuýp thuốc cũ còn, chị Hạnh lập tức lấy bôi cho con. Cứ như vậy vùng chàm này mất đi, vùng chàm khác lại xuất hiện. Cho đến khi, vùng da của bé bị lõm xuống, vỡ nước, mùi khó chịu, chị Hạnh sợ hãi đưa con đến gặp bác sĩ.

Theo sự giải thích của bác sĩ da liễu, bệnh chàm của bé trở nên tồi tệ vì chị Hạnh đã sử dụng thuốc bôi chứa corticoid trong một thời gian dài cho con. Đây là chất có hầu hết trong các loại thuốc trị bệnh ngoài da, là chất chống viêm cực mạnh. Chính vì thế mà không được sử dụng trong thời gian dài.

Lạm dụng corticoid có thể để lại hậu quả nghiêm trọng với bệnh chàm

Nói về tác hại của corticoid, BS Nguyễn Phúc Cẩm Anh, Nguyên giảng viên trường Đại học Y dược TPHCM, chuyên gia nghiên cứu viêm da do corticoid cho biết, corticoid nếu dùng lâu dài thường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như giảm khả năng miễn dịch, gây nhiễm trùng. Tồi tệ hơn, corticoid có thể gây biến chứng tiểu đường, hội chứng Cushing (mặt, cơ thể mập mạp nhưng tay chân rất gầy yếu), cao huyết áp, đặc biệt là hội chứng “nghiện corticoid”.

Theo bác sĩ Cẩm Anh, thực chất corticoid là chất độc bảng B theo phân loại của Bộ Y tế. Chính vì vậy, sử dụng corticoid cần phải có sự chỉ định của bác sĩ thông qua toa thuốc. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc dùng, càng không lạm dụng chất này, đặc biệt là khi dùng cho trẻ em.

Theo chia sẻ của nhiều bà mẹ, thay vì lạm dụng corticoid, bệnh chàm có thể được giảm bớt hoặc chữa khỏi nhờ kiến trì áp dụng các phương pháp tự nhiên. Trước hết, các mẹ cần cắt móng tay cho con, tránh để bé dùng móng sắc nhọn để gãi làm cho vết chàm tổn thương và lan rộng.

Trong chế độ ăn hằng ngày, các mẹ cần loại bỏ trứng, sữa, một số chất gây dị ứng hàng đầu cho bệnh chàm, kết hợp với chế độ ăn không chứa Gluten; bổ sung cho bé thức ăn chứa nhiều vitamin C, kẽm, beta-carotene, uống nhiều nước giúp cơ thể đối phó với chàm tốt hơn.

Thay vì dùng xà phòng, dầu gội đầu có chứa hóa chất khiến da bé ngày càng khô hơn và là nguyên nhân khiến bệnh càng nặng, các mẹ hãy cho bé dùng xà phòng, dầu gội và kem dưỡng ẩm chiết xuất thiên nhiên. Bên cạnh đó cũng có thể đắp lên vùng da chàm của bé những lát dưa chuột sắt mỏng 10-15 phút, 3-4 lần/tuần; thoa mật ong lên vùng da chàm của bé khoảng 30 phút rồi rửa sạch, lặp lại 3 lần/ngày…

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang