Những đứa trẻ bị "bỏ rơi" ở Nhật phải đến nhà người lạ "ăn chực" mỗi ngày, cách dạy con tự lập gây tranh cãi của bố mẹ xứ Phù Tang

Người Nhật gọi những đứa trẻ đó là 'hochigo' (nghĩa là đứa trẻ bị bỏ mặc). Nó thậm chí còn được xem là một từ vựng từ khoảng năm 2010.

Bà nội trợ khoảng 30 tuổi đến từ vùng Kanto, Nhật Bản (yêu cầu được giấu tên), thường đãi một cậu bé bằng thức ăn nhẹ mỗi khi em đến nhà. Cậu bé đã đến nhà cô gần như mỗi ngày, ngay cả khi con trai cô không có mặt. Có lúc, cậu bé ăn tối với gia đình cô và ở lại đến tối muộn.

Vì vậy, khi phát hiện ra rằng đứa bé không phải là bạn của con trai mình, thậm chí cũng không phải là một người quen, người phụ nữ sững sờ không biết tại sao cậu bé lại đến nhà cô thường xuyên như vậy.

Dù không có con số cụ thể để xác định mức độ phổ biến của hiện tượng này nhưng câu chuyện kỳ lạ như vậy lại đã và đang được thấy ngày càng nhiều nơi trên khắp Nhật Bản. Những đứa trẻ trong khu phố ở nhà người lạ và người quen, hoặc lang thang trên đường phố khi cha mẹ vắng mặt, không giám sát, bận công việc, hoặc thậm chí có thể đơn giản hơn là thờ ơ.

Người Nhật gọi những đứa trẻ đó là "hochigo" (nghĩa là đứa trẻ bị bỏ mặc). Nó thậm chí còn được xem là một từ vựng từ khoảng năm 2010.

“Hochigo” ở Nhật bản: Khi đứa bé bị bỏ bê dưới lớp vỏ bọc tự lập  - Ảnh 1.
 

Các chuyên gia chỉ ra rằng một mạng lưới an toàn cần được xây dựng để hỗ trợ những đứa trẻ như vậy và cha mẹ của chúng. Nhưng vấn đề còn phức tạp hơn nữa bởi thực tế là nhiều bậc cha mẹ không nhận thức được rằng họ đang bỏ mặc chúng mà nghĩ rằng chỉ đang cho phép chúng tự do.

Nhật Bản vốn được coi là đất nước an toàn, là nơi trẻ em được phép tự lập từ rất sớm. Chúng có thể tự chăm sóc bản thân nhiều hơn các trẻ em ở nước khác. Ví dụ, trẻ học tiểu học ở Nhật Bản ngay từ khi học lớp một đã có thể đi bộ từ trường về nhà hoặc một mình di chuyển bằng những chuyến tàu đông người - điều mà hầu như chưa từng có ở những nơi khác trên thế giới.

Người phụ nữ được nhắc đến ở đầu bài bắt đầu đón những chuyến viếng thăm bất ngờ của cậu bé lạ khi con trai lớp 1t của cô đưa một người bạn cùng lớp về nhà sau giờ học. Đứng sau con trai cô và bạn của anh ta là một cậu bé khác có vẻ lớn hơn một chút. Khi đó, cô nghĩ rằng cậu bé cũng là bạn của con trai mình nên cũng mời cậu bé vào nhà, mang thức ăn để các con ăn cùng nhau.

“Hochigo” ở Nhật bản: Khi đứa bé bị bỏ bê dưới lớp vỏ bọc tự lập  - Ảnh 2.
 

Nhưng rồi cậu bé bắt đầu đến nhà cô thường xuyên hơn và thậm chí còn lấy thức ăn trong tủ lạnh mà không được phép. Cậu bé cứ loanh quanh trong nhà, dường như không có ý định rời đi ngay cả khi trời đã tối. Sau khi nghi ngờ, cô đã hỏi con trai mình về cậu bé và rất ngạc nhiên khi cậu bé trả lời rằng mình không biết cậu bé kia là ai.

"Thực tế, cậu bé đó là người hoàn toàn xa lạ. Con trai tôi nói rằng nó không hề biết đứa bé đó", cô nói. Sau khi hỏi ý kiến giáo viên của con trai mình, người phụ nữ mới biết đứa trẻ đang là học sinh lớp 3 của trường.

Mặc dù cậu bé đã ngừng đến thăm nhà cô sau khi cô nói chuyện với giáo viên, nhưng cô vẫn thường thấy cậu bé quanh quẩn bên ngoài, dường như vẫn còn ở trong tình trạng lạc lõng.

Mặc dù Nhật Bản vẫn là một quốc gia mà trẻ em có thể đi một mình, nhưng đã có những trường hợp chứng minh rằng sự tự lập kiểu này là có vấn đề, đặc biệt là với sự phát triển vượt bậc của internet.

“Hochigo” ở Nhật bản: Khi đứa bé bị bỏ bê dưới lớp vỏ bọc tự lập  - Ảnh 3.
 

Một trường hợp điển hình là bé gái 12 tuổi ở Osaka bị bắt cóc và giam giữ bởi một người thanh niên mà cô bé tiếp xúc qua mạng xã hội. Anh ta đã gặp cô bé và đưa em đi một chuyến tàu dài hơn 400 km về nhà của mình ở Oyama, tỉnh Tochigi và đã giam giữ em. Cô bé đã mất tích 1 tuần mới trốn thoát được. Thanh niên này cũng đã từng bắt giữ một cô bé khác chỉ mới 15 tuổi ở tỉnh Ibaraki. Bé gái này bị giam giữ suốt 6 tháng.

Một đặc điểm ở các bậc cha mẹ của "hochigo" là họ ít quan tâm đến con mình làm gì sau giờ học, các chuyên gia cho biết. Họ nói rằng sự thờ ơ của cha mẹ như vậy có thể dẫn đến việc bỏ bê, bệnh tật nghiêm trọng, hoặc thậm chí trong một số trường hợp có thể đe dọa đến tính mạng.

Một phụ nữ khoảng 40 tuổi đến từ Yokohama, gần Tokyo, biết một đứa trẻ như vậy. Cô nói: "Khi cả cha và mẹ đều đi làm, họ rất dễ quên việc dành thời gian cho con cái và giữ tình cảm. Tôi thấy con mình có thể dễ dàng trở thành như vậy nếu tôi không cẩn thận".

Theo thống kê của Bộ Giáo dục Nhật Bản, tính đến năm 2018, cả nước đã có ít nhất 700 nhóm tổ chức hội thảo để phụ huynh chia sẻ thông tin về nuôi dạy trẻ và nâng cao nhận thức về tình trạng bỏ bê trẻ em. Các chuyên gia từ một số nhóm đến thăm nhà để hỏi ý kiến những người gặp khó khăn.

Noa Fukaya, Phó giáo sư tại Đại học Shoin chuyên về các vấn đề trẻ em, cho biết một số bậc cha mẹ không chắc chắn hoặc không biết cách tốt nhất để nuôi dạy con cái. Điều đáng lo ngại là do cha mẹ đi làm phải đối mặt với nhiều áp lực hơn, không có sự hỗ trợ của ông bà hoặc đại gia đình trong nhiều trường hợp, trẻ em bị một mình và dễ trở nên phạm pháp, trốn học và các vấn đề khác.

Điều hiển nhiên là phải giúp đỡ các bậc cha mẹ có con cái bị bỏ rơi. Phó giáo sư Fukaya nói: "Không phải hochigo nào cũng nhận được từ những cá nhân tốt bụng. Một mạng lưới an toàn phải được xây dựng trong xã hội để hỗ trợ những bậc cha mẹ như vậy và gia đình của họ".

(Nguồn: Jakartapost)

 

 

Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang