Sự thật kinh hoàng có tên "mang thai hóa học": Que thử 2 vạch nhưng khám không thấy thai

(lamchame.vn) - Thời gian gần đây, cụm từ “mang thai hóa học” được sử dụng phổ biến trên mạng internet. Cụm từ này ý nghĩa gì, hãy cũng tìm hiểu nhé!

Nhiều phụ nữ cho biết sau khi không thấy kinh nguyệt, họ mua que thử thai về thử và cho kết quả 2 vạch. Chưa kịp vui mừng, vài ngày sau họ đi khám lại không phát hiện túi thai. Vậy chính xác họ có mang thai không hay que thử thai không cho kết quả đúng?

Khi tìm hiểu, chị em mới tá hóa điều này không chỉ riêng mình gặp mà rất nhiều người đã trải qua. Họ dùng cụm từ “mang thai hóa học” để nói về hiện tượng này.

Mang thai hóa học là gì?
“Mang thai hóa học” là tên gọi của hiện tượng sẩy thai rất sớm, còn gọi là thai chết lưu, chỉ mới 2 tuần. Thuật ngữ này dùng để mô tả việc phụ nữ thử thai cho kết quả dương tính ngay sau khi trứng được thụ thai, gắn vào niêm mạc tử cung nhưng sau đó, bác sĩ xác nhận rằng bạn không còn mang thai nữa.

Cụ thể quá trình đó xảy ra như thế nào?

Các xét nghiệm mang thai tại nhà như thử que nhằm tìm kiếm sự hiện diện của hormone chorionic gonadotropin (hCG) – một hormone từ nhau thai. Nếu mang thai, que thử sẽ hiện ra hai vạch và nếu sẩy thai, que thử sẽ mờ dần đến hết.

Tuy nhiên, sau 6-10 tuần sau thời gian sẩy thai, các bác sĩ siêu âm thì không phát hiện túi thai hay phôi thai có nhịp tim. Điều đó gọi là “mang thai hóa học”. Trong vài trường hợp, phụ nữ có thể nhận thấy các triệu chứng ngay sau khi sẩy thai như chảy máu, chuột rút nhưng những triệu chứng này không quá rõ rệt vì quá sớm.

Không phải mọi kết quả 2 vạch đều là “mang thai hóa học”

Xét nghiệm thai kỳ dương tính giả có thể xảy ra vì nhiều lý do, trong đó có mang thai hóa học. Tuy nhiên, không thể nói rằng tất cả những kết quả dương tính giả là do mang thai hóa chất. Có nhiều lý do khác cho kết quả thử thai sai lệch như que thử thai hết hạn sử dụng, thai ngoài tử cung, đang dùng thuốc chứa hCG hoặc lương hCG còn tồn dư trong cơ thể sau sinh hoặc sau sẩy thai. Ngoài ra, thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, tuyến yên có thể tạo ra nhiều hCG hơn dễ dẫn đến que thử báo sai. Thậm chí, có những trường hợp hiếm hoi người thử que bị mắc bệnh thận mãn tính có nồng độ hCG cao hơn mức bình thường.

Ảnh minh họa

Nhiều người trải qua mà không biết

Nếu không làm xét nghiệm mang thai, bạn khó có thể biết được mình đã “mang thai hóa học” hay chưa. Tuy nhiên, chị em đừng chủ quan mà hãy quan sát các dấu hiệu chuột rút, trễ kinh bất thường của cơ thể. Theo khảo sát, có đến 10-20% các vụ sảy thai không được phát hiện.

“Mang thai hóa học” không phải thuật ngữ y học
Tên gọi nghe rất hàn lâm, và các chuyên gia cho rằng tên gọi “mang thai hóa học” (hoặc đôi khi mang thai sinh hóa) thay vì sảy thai “thực sự mang nhiều ngữ nghĩa hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, Hiệp hội Bác sĩ Sản phụ khoa của Mỹ lại không sử dụng thuật ngữ này. Thay vào đó, họ (và nhiều bác sĩ khác) lại sử dụng cụm từ “mất thai sớm” để nói về bất kỳ trường hợp sảy thai nào trong 13 tuần đầu, kể cả những người mất thai cực kỳ sớm được cho là “mang thai hóa học”.

Nguyên nhân: Do bất thường nhiễm sắc thể

Như việc sẩy thai thông thường, “mang thai hóa học” gây ra đa phần do bất thường về nhiễm sắc thể. Bên cạnh đó, có vài yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, chẳng hạn như phụ nữ trên 40 tuổi. Hiện khoa học cũng chưa chứng minh được liệu hút thuốc, uống rượu, bia có liên quan gì trong việc gây sẩy thai hay không. Tuy nhiên, tránh xa những thứ này vẫn tốt vì những tác hại khác mà chúng có thể gây ra cho thai nhi đang phát triển.

Lưu ý, các mẹ đừng quá lo lắng vì những hoạt động như làm việc, tập thể dục và quan hệ tình dục không gây sảy thai.

Mang thai hóa học thường không cần điều trị

Lý do duy nhất để chị em cần nhập viện điều trị sau khi sẩy thai là sót nhau. Tuy nhiên, một thai kỳ hóa học xảy ra quá sớm nên khả năng sót nhau của bạn sẽ rất thấp nên hầu như không cần nhập viện điều trị gì cả.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang