Làm gì để giúp bà bầu nói không với chứng chuột rút?

Hầu như tất cả các bà bầu đều bị chuột rút (vọp bẻ) ngay từ tháng thứ 2-3 và sẽ xuất hiện thường xuyên hơn khi bụng bầu ngày càng lớn.

Tuy không phải là bệnh và không làm cho thai nhi bị ảnh hưởng nhưng chuột rút sẽ khiến mẹ bầu đau đớn, mất ngủ. Vì vậy, tìm ra cách xử lý khi bà bầu bị chuột rút là rất cần thiết.

Tại sao bà bầu hay bị chuột rút?

Thai nhi càng phát triển, nhu cầu canxi càng lớn. Nếu mẹ bầu không đủ canxi, cơ thể sẽ tự động lấy canxi trong xương tủy cho con khiến bà bầu bị chuột rút. Bên cạnh đó, các mạch máu trên chân bị chèn ép khi thai ngày càng lớn và đè lên thành xương chậu và đôi chân cũng là nguyên nhân khiến hiện tượng chuột rút trầm trọng hơn.

Trong khi vào những tháng mùa lạnh, tuần hoàn máu trong cơ thể có xu hướng chậm lại và có thể gây ra chứng chuột rút. Thiếu vitamin B12 cũng có thể dẫn tới vọp bẻ.

Làm gì khi bị chuột rút tấn công?

- Hãy duỗi thẳng chân: Trước tiên, bạn cần cố để thẳng chân, sau đó bắt đầu massage nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân. Động tác này có thể khiến bạn hơi đau lúc đầu nhưng dần dần sẽ biến mất.

- Sử dụng nước nóng: Hãy nhờ người thân lấy giùm một chai nước nóng và chườm lên vùng bị chuột rút.

- Vận động: Cố gắng chịu đau bước một vài bước sẽ giúp chứng chuột rút qua nhanh.

Phòng ngừa bằng cách nào?

- Để hạn chế thấp nhất chứng chuột rút, bạn hãy tập thói quen co duỗi chân vài lần trước khi ngủ.

- Tránh đứng lâu hay ngồi vắt chéo chân. Xoay mắt cá chân và ngọ ngoạy các ngón chân khi ngồi, làm việc, ăn tối và xem tivi.

- Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng  giàu canxi, chẳng như các loại rau lá xanh đậm và sữa. Một chế độ ăn cân bằng và giàu rau quả kết hợp với vitamin bổ sung cũng có thể giúp phòng ngừa các đợt vọp bẻ. Tránh uống các loại nước có ga và các thực phẩm chế biến sẵn mà chứa nhiều phốt pho. Uống nước đầy đủ, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức để tránh bị khử nước. Có thể uống nước dừa để bổ sung magie và muối cho cơ thể.

- Trao đổi với bác sĩ để được uống bổ sung canxi và có thể là cả magie, kali, vitamin B12... nếu chứng chuột rút làm phiền thường xuyên.

- Nếu thấy có hiện tượng sưng tấy, bầm thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay, bởi mặc dù rất hiếm gặp (1/2.000 bà bầu) nhưng rất có thể bạn đang mắc chứng huyết khối.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang