Vì sao phải cúng Rằm tháng Giêng cẩn trọng?

Rằm tháng Giêng là ngày rằm quan trọng trong một năm. Đây là thời điểm thích hợp để cầu an lành cho năm mới. Do vậy, các mẹ cần chuẩn bị mâm cỗ cúng, hoa quả cẩn thận để tỏ lòng thần kính với các vị Thần, đồng thời phải đảm bảo phù hợp với tín ngưỡng văn hóa dân tộc.

“Cúng quanh năm không bằng cúng rằm tháng Giêng” (Ảnh minh họa)

Cúng quanh năm không bằng cúng rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu trong Phật Giáo. Ngày Tết này diễn ra đúng vào ngày rằm đầu tiên của năm mới.

Dân gian có câu “Cúng quanh năm không bằng cúng rằm tháng Giêng” để nói lên tầm quan trọng của ngày lễ này. Do vậy, các mẹ cần phải cẩn thận trong việc sắm đồ lễ cúng, khấn vái. Nhiều gia đình thường làm lễ ở chùa sau đó mới cúng ở nhà.

Rằm tháng Giêng còn được coi là “Tết muộn, Tết sau cùng” bởi ngày lễ này diễn ra sau Tết Nguyên Đán, khi mà dư âm ngày Tết vẫn còn vương vấn. Ngày này còn là dịp cho các gia đình không may có người thân bị ốm, tang gia vào đúng dịp Tết Nguyên Đán có tâm trạng để đón “Tết bù”.

Ở nhiều nơi, kì nghỉ Tết Nguyên Đán sẽ chấm dứt sau ngày rằm tháng Giêng nên ngày này được coi là ngày bắt đầu cho những người đi làm ăn xa lên đường làm việc. Do đó, dân gian mới có câu “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” để chỉ chuỗi ngày dài ăn chơi trong Tết.

Rằm tháng Giêng không chỉ là ngày lễ Phật mà còn là ngày cúng lễ gia tiên để bày tỏ lòng thành kính với ông bà, cha mẹ, tổ tiên và cầu chúc làm ăn khá giả, thành đạt trong năm mới. Ngoài ra, đây cũng là dịp để con cháu cảm tạ tổ tiên, Thần Thánh đã phù hộ độ trì cho con cháu trong năm vừa qua.

Cúng rằm tháng Giêng cần chuẩn bị hai lễ

Theo tín ngưỡng Phật giáo, rằm tháng riêng được coi là ngày Đức Phật giáng lâm để gieo sự an lành đến cho chúng sinh. Để tỏ lòng biết ơn, cảm tạ Ngài, người dân thường chuẩn bị lễ cúng. Do vậy, trong ngày rằm tháng Giêng, ngoài lễ cúng gia tiên, nhiều gia đình còn chuẩn bị lễ cúng Phật.

Tùy theo điều kiện, tập tục của từng gia đình, địa phương mà mâm cỗ cúng có sự khác nhau, nhưng vẫn phải đảm bảo có một số món đặc biệt kèm hương hoa oản quả.

Với mâm cúng Phật, các mẹ cần chuẩn bị một mâm cỗ chay có bánh chay, bánh trôi nước hoặc đĩa đậu kho đường.

Với mâm cúng gia tiên, các mẹ chuẩn bị các món ăn cổ truyền ngày Tết như thịt gà, giò, chả, …

Chú ý, các mẹ không cần phải đốt nhiều vàng mã trong ngày này, việc cúng lễ phải xuất phát từ tâm. Hơn nữa, Đức Phật cũng không dạy phải đốt vàng mã cho người đã khuất.

Theo quan niệm dân gian, trong năm chọn lấy một ngày, trong ngày chọn lấy một giờ. Vì thế, thời khắc để làm lễ cúng rằm tháng Giêng cũng cần phải được chuẩn chỉ. Giờ cúng rằm thích hợp nhất là giờ Ngọ (11h trưa – 1h chiều) vào ngày 15/1 âm lịch.

Để lễ cúng rằm được trọn vẹn, người đọc lời khấn cần cẩn trọng, thành kính.

Các mẹ có thể tham khảo văn khấn rằm tháng Giêng dưới đây, văn khấn này được dùng nhiều nhất khi cúng tại nhà (theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam):

Nam mô a di đà phật (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ lại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia đạo chúng con được vạn sự an lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Phục duy cẩn cáo!

Nam mô a di đà phật (3 lần)

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang