1. Chế độ ăn keto là gì?
Chế độ ăn kiêng này là một chế độ ăn ít tinh bột. Chế độ này còn được biết đến với cái tên LCHF. Với chế độ ăn keto, bạn được ăn các loại thịt, cá, gia cầm và trứng, cũng như một vài loại củ không chứa tinh bột và rau xanh. Các loại sữa hữu cơ cũng có thể dùng trong chế độ ăn keto. Bên cạnh đó, chúng ta cần hạn chế đường và tinh bột đơn giản, cũng như chỉ được phép ăn một lượng nhỏ trái cây.
Bằng cách hạ thấp lượng carb, cơ thể bị kích thích rơi vào trạng thái ketosis. Điều này khiến cơ thể đốt cháy hết toàn bộ glucose đang dự trữ. Sau đó, nếu muốn có thêm năng lượng để hoạt động, nó buộc phải chuyển sang cơ chế đốt cháy chất béo.
Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng chế độ ít carb có thể gây nguy cơ bệnh tim và ung thư do ăn quá nhiều chất béo và chất đạm.
2. CTE là gì?
Một số lượng lớn các cầu thủ bóng bầu dục người Mỹ trước đây đã được chẩn đoán mắc bệnh não do chấn thương mãn tính, còn được gọi là CTE.
Đây là một bệnh thoái hóa não do chấn thương lặp đi lặp lại vào đầu gây suy giảm trí tuệ, trầm cảm, mất trí nhớ và suy nghĩ muốn tự tử.
3. Nghiện opioid là gì?
'Nghiện opioid là gì?' là một trong những chủ đề y khoa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố dịch bệnh này là một trường hợp khẩn cấp quốc gia, vì 2.4 triệu người Mỹ được chẩn đoán là nghiện các loại thuốc giảm đau như morphine và fentanyl, cũng như heroin.
Nạn dịch này đã giết chết 90 người Mỹ mỗi ngày. Quá liều là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, lớn hơn số người chết vì HIV, nổ súng hay tai nạn giao thông.
Các chuyên gia nói rằng dịch bệnh opioid sẽ lan sang châu Âu nếu các bác sĩ tiếp tục chỉ định thuốc giảm đau có tính gây nghiện cao.
Trump tuyên bố cuộc khủng hoảng opioid là trường hợp 'y tế khẩn cấp quốc gia'
5. Bệnh lupus là gì?
Một thuật ngữ tìm kiếm phổ biến khác trên google đó chính là: 'Lupus là gì?'. Selena Gomez đã từng tiết lộ cô từng trải qua cuộc chiến kéo dài 2 năm với căn bệnh này và phải ghép thận.
Lupus là một tình trạng mãn tính gây viêm khớp, da và các cơ quan khác. Đây là một bệnh tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn, dẫn đến tấn công các mô khỏe mạnh ở nhiều vùng trên cơ thể. Nhiễm virus, ánh nắng mặt trời, dậy thì, sinh nở và mãn kinh đều có thể gây ra hiện tượng này.
Căn bệnh hiện nay không có phương pháp chữa trị, nhưng các triệu chứng có thể cải thiện nếu phát hiện sớm.
5. Nguyên nhân gây nấc cục là gì?
Hầu hết mọi người thường bị nấc cục. Chúng chỉ kéo dài vài phút và chúng ta thường chờ cho tự hết hoặc chữa mẹo mà không đi khám. Theo NHS Choices, thường không có nguyên nhân rõ ràng khi bị nấc cục, nhưng một số người lại thấy nấc cục đi kèm với căng thẳng sự hưng phấn và việc ăn uống.
Trong những trường hợp hiếm hoi, nấc cục có thể kéo dài hơn 48 giờ do tình trạng sức khoẻ hoặc do loại thuốc mà bạn đang dùng.
6. Series phim ’13 reason why’
Chương trình Netflix đã xếp hạng Series phim ’13 reason why’ là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất. Bộ phim do Selena Gomez làm nhà sản xuất này được cho rằng chứa nội dung khuyến khích thanh thiếu niên tự tử.
Theo một bài báo nghiên cứu đăng trên tạp chí JAMA Internal Medicine hồi tháng 10, cụm từ 'làm thế nào để tự tử' đã tăng 26% so với mức bình thường.
7. Tại sao bệnh viên phế quản lại nặng hơn vào ban đêm?
Bệnh viêm phế quản là một tình trạng ảnh hưởng tới hô hấp của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các triệu chứng bao gồm giọng khàn, khó thở và có tiếng rít khi hít thở. Trẻ em thường có các triệu chứng giống cảm lạnh, chẳng hạn như sốt, sổ mũi và ho.
Tình trạng của trẻ thường tốt hơn vào ban ngày và tệ đi vào ban đêm. Hiện tượng này do máu chảy vào đường hô hấp khi trẻ nằm. Bên cạnh đó, không khí hanh khô cũng khiến bệnh trầm trọng thêm.
Chính bởi vậy, các bậc cha mẹ nên để con ngồi dậy nhằm làm dịu cơn ho. Nếu con bị sốt, bạn có thể cho con uống paracetamol hoặc ibuprofen. Bệnh có thể gây mất nước, do đó hãy đảm bảo bổ sung nước đầy đủ cho trẻ.
8. Tại sao dầu dừa không tốt?
Dầu dừa đã từng được tung hô như một thần dược có thể giúp bạn giảm cân. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra dầu dừa có tác dụng này.
Một báo cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ tháng 6 khuyến cáo không nên sử dụng dầu dừa bởi dầu dừa chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao, gần gấp sáu lần so với dầu ô liu. Chất béo bão hòa được coi là hợp chất không lành mạnh vì chúng có thể làm tăng mức cholesterol xấu, tăng nguy cơ bệnh tim.
Theo báo cáo, dầu dừa chứa 82% chất béo bão hòa, trong khi mỡ lợn chỉ chứa 39% chất béo bão hòa, thịt bò là 50% và bơ là 63%.
9. Tại sao giấm táo tốt cho cơ thể?
Sử dụng giấm táo có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Giấm táo cũng được chứng minh giúp giảm lượng đường trong máu và tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Có nhiều thông tin cho rằng giấm táo có tác dụng giảm cân, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có bằng chứng cụ thể chứng minh giả thiết này. Tuy nhiên, giấm táo cũng có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể khi tiêu hóa.
10. Tại sao tôi không thể đạt cực khoái khi làm ‘chuyện ấy’?
Có nhiều lí do ảnh hưởng đến cực khoái của đàn ông, thường liên quan đến vấn đề xuất tinh.
Theo NHS, những lí do đó bao gồm: rối loạn chức năng cương dương (impotence) và xuất tinh ngược, xảy ra khi tinh dịch được xuất tinh qua niệu đạo và chuyển hướng đến bàng quang. Một nguyên nhân khác là xuất tinh sớm và xuất tinh muộn hay thậm chí bị bỏng (cực khoái nhưng không xuất tinh). Hầu hết các chuyên gia tin rằng nguyên nhân thường do vấn đề tâm lý.
Mặc khác, nguyên nhân ảnh hưởng đến cực khoái ở phụ nữ có thể do thể chất hoặc tâm trọng, bao gồm trầm cảm và rối loạn về tâm lý. Thể chất yếu, kiến thức tình dục chưa đầy đủ, mãn kinh hay vấn đề trong quá khứ cũng là nguyên nhân khiến phụ mất hưng phấn.
Theo Dailymail
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.