Bài viết này trích từ cuốn tài liệu "Hướng dẫn kỹ thuật tiêm vắc xin Covid-19" do Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc ban hành giúp người dân hiểu rõ các vấn đề có thể phát sinh sau khi tiêm vắc xin Covid-19.
Trước khi tiêm vắc xin, bạn nên tìm hiểu kỹ các lưu ý liên quan để có thể có phương án xử lý tình huống đúng cách. Đây là những băn khoăn mà nhiều người đang cần có thông tin giải đáp.
1, Sau khi tiêm mũi đầu tiên bị nổi mẩn đỏ, có phải dị ứng không, có thể tiêm mũi thứ hai không?
Phát ban, nổi mẩn trên da sau khi tiêm phòng không nhất thiết hoàn toàn là do dị ứng với vắc xin, vì vậy bạn cần phải được các bác sĩ đánh giá nếu xuất hiện các dấu hiệu này.
Có rất nhiều lý do khiến da nổi mụn, mẩn đỏ, phát ban và dị ứng chỉ là một trong số đó.
Nếu bị phát ban sau khi tiêm phòng, đặc biệt là phát ban cấp tính và diện rộng, bạn nên đến bệnh viện để điều trị kịp thời, bác sĩ sẽ xác định loại, mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân phát ban và có biện pháp xử lý.
Nếu bác sĩ nghi ngờ đó là phát ban dị ứng do dị ứng với vắc xin, thì đây là chống chỉ định đối với vắc xin Covid-19, trong trường hợp xác định bạn bị dị ứng với vắc xin thì những mũi chưa hoàn thành tiếp theo sẽ không tiêm được nữa.
Ngoài ra, những người bị dị ứng nên khai báo tình trạng dị ứng của mình sau khi tiêm chủng đến cơ sở tiêm chủng để có sự nghiên cứu xử lý của cơ quan quản lý y tế.
2, Cảm thấy cơ thể khó chịu sau lần tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên, có phải là tác dụng phụ của vắc xin không, nên làm gì?
Cảm giác khó chịu cũng không hẳn là do vắc xin, nên báo cáo với cơ sở y tế để bác sĩ phán đoán.
Các phản ứng bất lợi xảy ra sau khi tiêm chủng được gọi là "phản ứng bất thường nghi ngờ khi tiêm chủng." Một số có liên quan đến vắc xin, và một số chỉ xảy ra ngay sau khi tiêm chủng, đó là sự trùng hợp về thời gian.
Đánh giá mối quan hệ giữa tiêm chủng và các phản ứng có hại là một vấn đề rất chuyên môn, đòi hỏi sự điều tra chi tiết, đòi hỏi các bác sĩ am hiểu về vắc xin và đặc điểm của bệnh phải nghiên cứu và thảo luận để đưa ra chẩn đoán.
Vì vậy, nếu bạn thấy cơ thể khó chịu sau khi tiêm vắc xin thì nghi ngờ đó là tác dụng phụ của vắc xin, trong khi tích cực nhanh chóng đến các cơ sở khám chữa bệnh để xử lý tình hình thì bạn cũng cần báo với bệnh viện/nơi tiêm phòng để các bác sĩ nắm được thông tin.
1. Nếu cảm giác khó chịu chỉ là ngẫu nhiên, bạn có thể tiêm mũi thứ hai bình thường sau khi cơ thể hồi phục.
2. Nếu đó là một phản ứng có hại nhẹ thông thường của vắc xin, chẳng hạn như mẩn đỏ, sưng tấy, đau, mệt mỏi toàn thân, sốt, v.v., nó thường sẽ tự biến mất, và cũng có thể tiêm vắc xin liều thứ hai như bình thường.
3. Đừng hoảng sợ nếu tình hình nghiêm trọng. Các chuyên gia của cơ quan tiêm chủng sẽ đánh giá liệu có tác dụng phụ hay không và cách điều trị trong tương lai.
Đánh giá từ các dữ liệu đã được công bố hiện tại, tỷ lệ các phản ứng bất thường được báo cáo sau khi tiêm vắc xin Covid-19 là 11,86/100.000 liều, chủ yếu là do các phản ứng bất thường thông thường như sốt cao, tê cứng, mẩn đỏ và sưng tấy tại vị trí tiêm.
Những phản ứng nghiêm trọng phát sinh với tỉ lệ khá nhỏ là 0,07/100.000 liều.
*Theo Bộ Y tế Trung Quốc
Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/2-ban-khoan-pho-bien-khi-tiem-vac-xin-covid-19-co-phai-day-la-tac-dung-phu-khong-nen-xu-ly-the-nao-161211206220317026.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.