3 thói quen xấu khiến bạn ngày càng nghèo hơn, làm nhiều tiền cũng như "muối bỏ bể", điều cuối cùng rất dễ mắc phải

Càng hiểu rõ về thói quen đang khiến bạn tiêu tiền nhiều hơn sẽ giúp cho bạn càng có khả năng tự chủ tốt hơn, tiến gần đến mục tiêu tiết kiệm của mình.

Khi nói đến việc quản lý tài chính, bạn có thể đặt ra những mục tiêu tốt nhất nhưng vẫn không tránh khỏi việc mắc sai lầm khiến cho việc tiết kiệm hay chi tiêu hàng ngày đều bị ảnh hưởng phần nào.

Có thể bạn cảm thấy chán nản khi đã lập ra ngân sách nhưng vẫn chi tiêu quá mức. Hoặc, bạn tự nhủ mình sẽ chỉ gọi một ly rượu vào bữa tối với bạn bè và cuối cùng lại uống liền tù tì đến ba ly. Bạn có thể thử thách bản thân tiết kiệm 1 triệu đồng mỗi tháng, vậy mà sau cùng thanh toán hết các khoản chi phí, bạn chỉ còn lại mỗi 200 nghìn.

3 thói quen chỉ khiến bạn ngày càng nghèo hơn, làm nhiều tiền cách mấy cũng như
 

Trong những trường hợp này, sự ảnh hưởng của tâm lý chính là thứ đã khiến cho bạn lúc nào cũng chi tiêu nhiều hơn dự định. Mariel Beasley, người đồng sáng lập Common Cents Labs, chuyên nghiên cứu về hành vi tiêu dùng, đã chia sẻ một số thói quen có thể dẫn đến việc chi tiêu nhiều hơn của chúng ta.

Thói quen số 1: Dựa vào ý chí để hạn chế chi tiêu

Sự thật là, động lực cũng giống như rất nhiều những thứ khác, cũng phải chịu sự tác động của thời gian và những yếu tố khách quan xung quanh. Vậy nên nếu chỉ dựa vào sức mạnh của ý chí để ngăn cản bản thân không tiêu xài, mua sắm... động lực đó sẽ hao mòn theo thời gian và không phải lúc nào cũng hiệu quả.

Beasley cho biết, một trong những cách hạn chế chi tiêu hiệu quả chính là lập ngân sách. Việc này có thể giúp bạn biết tiền của mình đi đâu, nhưng mọi người lại có xu hướng rơi vào vòng xoáy "bù đắp" quá mức khi đang cố gắng kiềm chế chi tiêu của mình.

  • Triệu phú nghỉ hưu sớm ở tuổi 35 tiết lộ 6 nguyên tắc

    Triệu phú nghỉ hưu sớm ở tuổi 35 tiết lộ 6 nguyên tắc "đắt giá" giúp bạn sớm giàu, ít nhất cũng đỡ nỗi lo cơm áo gạo tiền

"Bạn bám vào ngân sách, chi tiêu ít hơn trong một tuần. Nhưng rồi đến tuần sau bạn lại tiêu nhiều tiền hơn như một cách 'bù đắp' rồi mới nhận ra bạn đã 'vung tay quá trán'. Sau đó, bạn tiếp tục cắt giảm chi tiêu để cho phù hợp với ngân sách... Vòng lặp này sẽ xảy ra liên tục", Beasley nói.

Điều này không có nghĩa là việc lập ngân sách là không hiệu quả. Tuy nhiên chu kỳ tiết kiệm rồi tiêu xài quá lố sẽ khiến bạn kiệt quệ, giống như kiểu bạn vừa tiến được 1 bước thì lại lùi 2 bước.

"Lập ngân sách chỉ có hiệu quả đối với mục tiêu ngắn hạn, ví dụ như để tiết kiệm tiền mua sắm vào Giáng sinh hoặc cho chuyến du lịch sắp tới. Về lâu dài thì nó không có tác dụng tích cực mà chỉ khiến cho mọi người cảm thấy tồi tệ khi không thể đạt được mục tiêu ngân sách mà họ đặt ra cho mình".

Thói quen số 2: Tập trung vào sự hài lòng trước mắt thay vì lợi ích lâu dài

3 thói quen chỉ khiến bạn ngày càng nghèo hơn, làm nhiều tiền cách mấy cũng như
 

Rất nhiều người trong chúng ta đều mắc phải thói quen này. Họ muốn được hưởng thụ hiện tại, muốn có thứ gì thì phải mua cho bằng được thứ đó. Sự thỏa mãn tức thời này cũng có nghĩa là họ đã bỏ qua những lợi ích lớn hơn trong tương lai.

Beasley giải thích: "Chúng ta thường tập trung hơn vào hiện tại và ngay tức thì, hơn là những lợi ích tài chính trong tương lai. Con người vốn dĩ đã có xu hướng làm những gì họ cảm thấy tốt ở ngay thời điểm xảy ra. Từ góc độ hành vi, việc phải trì hoãn sự hài lòng đôi khi khiến chúng ta day dứt đau khổ và làm mất đi động lực".

Đây là một trong những lý do chính khiến bạn khó bắt đầu tiết kiệm để nghỉ hưu sớm hơn. Việc nghỉ hưu đối với bạn là điều gì đó rất xa vời và xảy ra trong tương lai xa. Thế nhưng thời điểm hiện tại, xung quanh bạn lại có quá nhiều sản phẩm, dịch vụ hoặc những điều hay ho mới lạ mà bạn cho là cần phải có, cần phải tiêu. Và vì thế bạn chẳng bao giờ giữ nổi tiền trong túi.

Thói quen số 3: Đi theo đám đông

Con người thường xuyên bị ảnh hưởng rất lớn bởi xu hướng. Chúng ta bắt chước những gì mọi người đang làm, mua những thứ tất cả mọi người đang ùn ùn kéo nhau đi mua. Đây là một trong những thói quen khiến chúng ta chi tiêu nhiều hơn nhu cầu thật sự.

"Về mặt tài chính, chúng ta được thúc đẩy bởi những gì chúng ta thấy người khác làm, bao gồm cả thói quen chi tiêu của họ", Beasley nói.

3 thói quen chỉ khiến bạn ngày càng nghèo hơn, làm nhiều tiền cách mấy cũng như
 

Những thói quen tiêu dùng bạn đang nhìn thấy hàng ngày từ những người thân, bạn bè, hoặc những nhân vật nổi tiếng trên mạng đều có ảnh hưởng trực tiếp đến việc bạn chi tiêu vào việc gì và bao nhiêu.

Thực tế là chúng ta chỉ có thể biết bạn bè mua quần áo ở đâu, lái xe hiệu gì, sống sang chảnh ra sao, nhưng chúng ta hầu như không biết họ đã làm việc vất vả thế nào, tiết kiệm được bao nhiêu tiền để nghỉ hưu hoặc liệu họ có tài khoản quỹ khẩn cấp hay không.

Một nghiên cứu từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadelphia cho thấy nếu hàng xóm trúng xổ số, bạn có nhiều khả năng sớm phải nộp đơn phá sản. 

Điều này là do hàng xóm của bạn sau khi trúng số có thể vung tiền để hưởng thụ, mua một chiếc xe đẹp hơn, sửa sang nhà cửa và tiêu tiền vào những thứ xa xỉ có thể nhìn thấy khác. Khi bạn trực tiếp nhìn những thay đổi của hàng xóm, bạn vô thức bắt đầu mua những món đồ đẹp hơn, đắt tiền hơn, ngay cả khi bạn không phải là người trúng độc đắc.

Làm thế nào để phá vỡ những thói quen này?

Beasley cho biết: "Việc tạo ra các quy tắc chi tiêu dựa trên hành động có xu hướng dễ dàng để duy trì lâu dài hơn".

Một ví dụ về quy tắc dựa trên hành động mà Beasley tự tuân theo là chỉ mua cà phê Starbucks nếu cô ấy đi khám bệnh vào ngày hôm đó. Một ví dụ khác là chỉ thanh toán bằng tiền mặt khi bạn đi ăn với bạn bè - theo cách này, bạn không thể chi tiêu quá mức vì bạn thật sự không có tiền trong túi.

Một quy tắc khác có thể giúp bạn cân bằng giữa chi tiêu và tiết kiệm là gửi tiền vào tài khoản mỗi khi bạn thực hiện một giao dịch mua sắm không cần thiết. Vì vậy, nếu bạn mua một chiếc đầm mới hay một trò chơi điện tử mới, bạn cũng phải lập tức thêm 200 nghìn đồng (hoặc một số tiền cố định tùy ý) vào tài khoản tiết kiệm để tăng số dư lên.

(Nguồn: Select)

 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang