1. Đứa trẻ bướng bỉnh
Nhiều trẻ nhỏ rất ngoan ngoãn, luôn nghe lời bố mẹ. Nhưng cũng có những trẻ tính cách vô cùng bướng bỉnh, chỉ thích làm theo ý mình. Không ít lần bố mẹ phải to tiếng, thậm chí quát mắng những con vẫn khăng khăng chống đối.
Bố mẹ thường lo lắng cho rằng với tính cách như vậy thì khi lớn lên, trẻ khó mà thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Theo trang tin Telegraph của Anh, chính những đứa trẻ bướng bỉnh lại có nhiều cơ hội thành công hơn. Tính cách bướng bỉnh khiến trẻ luôn kiên trì với mục tiêu của mình, không dễ bị người khác lung lay, tác động. Đây là thứ ý chí cần thiết trong công việc.
Tất nhiên, điều đó không có nghĩa bướng bỉnh là một tính cách tốt. Đôi khi chính sự bướng bỉnh, không chịu nghe ý kiến của người xung quanh có thể làm hại con. Vì vậy bố mẹ cần có cách điều chỉnh, hướng dẫn con tránh khỏi sai lầm. Chẳng hạn như đưa ra cho con những sự lựa chọn phù hợp, kiên nhẫn giải thích cho con hiểu những điều đúng sai. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần chú ý đến tông giọng, cảm xúc khi nói chuyện.
Với những đứa trẻ bướng bỉnh, một khi bố mẹ càng căng thẳng thì trẻ sẽ càng phản ứng theo chiều hướng tiêu cực, chống đối hơn.
2. Những trẻ quá năng động, thừa năng lượng
Trẻ nhỏ vốn rất năng động nhưng điều này cần phải có mức độ. Nếu trẻ lúc nào cũng chạy nhạy, nô đùa khắp mọi nơi, mọi lúc thì dễ khiến bố mẹ bức mình, nổi đóa. Không ít trường hợp, bố mẹ đi làm về và cảm giác muốn "tăng xông" vì con quá năng động và thừa năng lượng.
Thực tế chính những trẻ năng động, thừa năng lượng như này lại rất dễ thành công trong tương lai. Bởi trẻ vốn dĩ rất thông minh, năng động, thích tìm hiểu môi trường xung quanh. Trong công việc, những người có tính cách này thường không thích an phận mà luôn thử thách bản thân ở những khía cạnh mới. Từ đó tạo năng suất lao động, làm việc tốt hơn.
Bên cạnh đó những đứa trẻ năng động cũng thường có khả năng giao tiếp tốt và hòa nhập với môi trường tập thể nhanh hơn. Tuy nhiên hàng ngày, bố mẹ cũng cần có những điều chỉnh, giúp con giảm bớt năng lượng lại để đôi bên đỡ mặt.
Bố mẹ có thể cho con đến các khu vui chơi ngoài trời, tham gia các hoạt động thể thao để giải phóng năng lượng dư thừa. Hoặc bố mẹ khuyến khích con chơi với những người bạn lớn tuổi hơn. Đôi khi những đứa trẻ lớn tuổi với tính cách chững chạc, trưởng thành sẽ giúp con học được cách bình tĩnh, bớt nghịch ngợm hơn.
3. Những đứa trẻ hay hỏi vì sao
Trẻ nhỏ luôn tò mò về mọi thứ xung quanh mình. Khi không đủ kiến thức để giải pháp, trẻ sẽ tìm đến người lớn để có câu trả lời mong muốn. Ban đầu, khi nhận được những câu hỏi tại sao, bố mẹ sẽ rất thích thú giải thích cho con hiểu. Nhưng khi mật độ hỏi quá nhiều, bố mẹ dần mệt mỏi, thậm chí quay sang cáu gắt với con. Nhất là khi chính bố mẹ cũng không có đáp án cho vấn đề mà con đang hỏi.
Tuy nhiên bố mẹ không nên bực mà hãy vui mừng thì hơn. Bởi việc hay thắc mắc chứng tỏ con bạn là đứa trẻ rất giỏi quan sát xung quanh. Không chỉ vậy, trẻ còn ham học hỏi và rất giàu trí tưởng tượng. Đây là một đức tính tốt giúp trẻ không ngừng tiến bộ trong việc học tập và đạt được nhiều thành công trong công việc sau này.
Thay vì quát mắng, bố mẹ cần tạo điều kiện cho con học hỏi. Nếu con thích thú, muốn tìm hiểu kiến thức ở lĩnh vực nào thì bố mẹ có thể mua thêm các cuốn sách cho con tự đọc, nghiên cứu. Khi con có những vấn đề không hiểu, bố mẹ mới cùng con trao đổi. Trong quá trình khám phá này, chính bố mẹ cũng có thêm nhiều kiến thức bổ ích.
4. Trẻ hay bày trò nghịch ngợm, trêu ghẹo mọi người
Nhiều bậc cha mẹ không ít phen thót tim bởi những trò nghịch ngợm, trêu ghẹo của con. Không ít lần bố mẹ vừa đi làm về thì giật nảy mình bởi con lén nấp sau cánh cửa và chơi trò "ú òa".
Thực tế, nghịch ngợm là một biểu hiện cho thấy con bạn rất thông minh! Theo Tiến sĩ, Nhà tâm lý học trẻ em người Đức Thomas Karl, trẻ nghịch ngợm thường rất thông minh và sáng tạo. Ông cho biết, những chiêu trò nghịch ngợm không tự nhiên mà đến. Nó là sự phát triển của não bộ, do đó sẽ là biểu hiện của trí tuệ thông minh ở trẻ.
Tuy nhiên, để con nghịch ngợm quá là điều không nên. Bố mẹ không ngăn cấm những cũng cần có cách dạy dỗ thích hợp để những trò đùa của con không đi quá giới hạn. Khi có thời gian rảnh rỗi, bố mẹ nên cùng con tham gia những họa động ngoại khóa, hoạt động đề cao tính sáng tạo như vẽ tranh,... Điều này sẽ giúp con dành sự nghịch ngợm vào những điều có ích hơn.
Bên cạnh đó, nhiều khi con bày trò nghịch ngợm nhằm mục đích thu hút sự chú ý của bố mẹ. Nếu là vì điều này thì bố mẹ cần dành nhiều thời gian chăm sóc, quan tâm đến con hơn.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.