Nhiều người cho rằng nhịn ăn bữa tối sẽ tốt hơn cho sức khỏe, không bị thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, liệu nhịn ăn tối có thật sự tốt cho sức khỏe? Dưới đây là 3 tác hại khi bạn nhịn ăn tối thường xuyên.
Nhịn ăn tối - lợi bất cập hại
1. Giảm khả năng miễn dịch
Các cơ quan khác nhau trong cơ thể con người đều cần có đủ dinh dưỡng để duy trì hoạt động bình thường. Khi đói, các tế bào trong cơ thể sẽ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và lâu dần sẽ làm giảm khả năng miễn dịch.
Ảnh minh họa: Nhịn ăn tối gây suy giảm hệ miễn dịch.
2. Bệnh đường tiêu hóa
Nhịn ăn tối sẽ gây tổn thương trực tiếp đến dạ dày. Lý do là nhịn đói thúc đẩy quá trình tiết axit dạ dày, khi axit dạ dày tiết ra quá nhiều sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây ra hàng loạt của các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, đau dạ dày.
3. Hạ đường huyết
Thường xuyên bỏ bữa tối sẽ dễ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết và gây ra các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu. Điều này là do cơ thể cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng trong thời gian dài, quá trình bài tiết insulin sẽ diễn ra bất thường khiến lượng đường trong máu giảm mạnh và gây ra hạ đường huyết.
Ảnh minh họa: Nhịn ăn tối có thẻ gây hạ đường huyết, chóng mặt, đau đầu.
4 nguyên tắc "vàng" khi ăn tối
Nguyên tắc 1: Đa dạng hơn, ít năng lượng hơn
Thức ăn chủ yếu cho bữa tối có thể là gạo nguyên cám, yến mạch, khoai lang,... để mang lại cảm giác no lâu và không bị đói trước khi đi ngủ. Ngoài ra, buổi tối mọi người cũng nên ăn nhiều rau tươi sẫm màu hơn, ăn các loại salad rau củ quả để bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể.
Buổi tối không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm, đặc biệt là thịt đỏ vì các thực phẩm giàu đạm và protein có thể tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Một chế độ ăn đa dạng thực phẩm nhưng chứa ít năng lượng sẽ giúp cơ thể đảm bảo đủ chất dinh dưỡng nhưng cũng không làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Ảnh minh họa: Bữa tối nên ăn đa dạng nhưng ít năng lượng.
Nguyên tắc 2: Ăn sớm tốt hơn ăn muộn
Thời gian tốt nhất để ăn tối là từ 6-7 giờ tối. Nếu ăn quá sớm, trước khi đi ngủ rất dễ bị đói, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên ăn tối quá muộn, thời gian ăn tối thích hợp nên rơi vào khoảng 3 tiếng trước khi đi ngủ. Điều này giúp dạ dày có đủ thời gian để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Nguyên tắc 3: Nếu bắt buộc phải ăn muộn, đừng bỏ bữa, tốt nhất hãy ăn ít
Cuộc sống bận rộn, có nhiều người thường xuyên tăng ca, về nhà muộn nhưng cũng đừng vì vậy mà bỏ bữa tối. Vì nếu không ăn tối thì khoảng cách giữa bữa trưa và bữa sáng của ngày hôm sau sẽ là gần 18 giờ. Dù không có thức ăn trong bụng nhưng dịch tiêu hóa vẫn tiết ra, về lâu dài có thể gây hại cho sức khỏe của dạ dày. Nếu phải ăn tối muộn thì tốt nhất bạn nên ăn một ít cháo, bột yến mạch, một đĩa salad rau củ hoặc trái cây.
Nguyên tắc 4: Ăn món thanh đạm, nhai chậm
Thói quen ăn uống lành mạnh cần bắt đầu từ việc ăn nhạt hơn và nhai chậm hơn. Giảm lượng đường, muối, chất béo động vật và thực phẩm chế biến sẵn sẽ giúp cơ thể tránh xa được một số căn bệnh chuyển hóa như tiểu đường và tim mạch.
Trong các bữa ăn, nhai chậm không chỉ giúp thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ dễ dàng hơn, giảm bớt gánh nặng cho đường tiêu hóa mà còn giúp não bộ đủ thời gian tiếp nhận cảm giác no, từ đó ngăn ngừa tình trạng nạp quá nhiều thức ăn vào cơ thể.
Nguồn: Toutiao, Baijiahao
Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/4-nguyen-tac-an-toi-giup-co-the-tam-biet-mo-thua-tang-cuong-suc-khoe-va-ngu-ngon-hon-161221803183425500.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.