4 sai lầm cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết

(lamchame.vn) - Chuyên gia phong thủy Tam Nguyên cho rằng, việc bày mâm ngũ quả ngày Tết không chuẩn sẽ khiến cho năm mới kém phần may mắn

Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày Tết. Tuy nhiên, nhiều người do chưa có hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa các loại quả hoặc cách thức bày biện nên dễ mắc phải sai lầm.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán 2023

Ngũ

Ngũ là năm, là biểu tượng chung của sự sống. Ngũ quả thể hiện được sự đầy đủ các loại trái cây trong đất trời dùng để thờ cúng.

Trong sách Chiêm thư, người ta thường nhìn vào mâm ngũ quả để dự đoán mùa màng trong năm được hay mất. Dần dần về sau, mâm ngũ quả trở thành tượng trưng cho sự cầu thị được mùa của người nông dân.

Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi.

Quả

Quả là biểu tượng cho sự sung túc với hình tượng mỗi quả là vũ trụ, bên trong quả có chứa hạt, tượng trưng cho sao, mang ý nghĩa sinh sôi trường tồn và tái sinh bất tận của sự sống.

Màu sắc

Màu sắc của các loại quả trên mâm ngũ quả thường tuân theo ngũ hành và có tính may mắn như: Màu đỏ (may mắn, phú quý), màu vàng (sung túc)…

Ý nghĩa của một số loại quả trên mâm ngũ quả ngày Tết

4 sai lầm cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết - Ảnh 1.

Nải chuối: Giống như bàn tay hứng lấy tinh túy đất trời. Ngoài ra, bàn tay ấy còn hứng lấy may mắn, sự bao bọc và chở che.

Phật thủ: Bàn tay Phật che chở cho cả gia đình, ban phước lộc cho mọi người.

Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng.

Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.Táo: Phú quý, giàu sang.

Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy, sung túc.

Xoài (phát âm giống như “xài”): Cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn, cả năm tiền bạc rủng rỉnh.

Quả lê hoặc dưa lê: Tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến.

Cam, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt, thành công.

Lê: Vị ngọt thanh, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.

Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.

Đào: Thể hiện sự thăng tiến.

Thanh long: Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.

Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.

Quả trứng gà: Lộc trời cho.

Những sai lầm nào cần tránh khi bày mâm ngũ quả

Rửa sạch quả

Thông thường trước khi chưng mâm ngũ quả nhiều người sẽ muốn các loại trái cây sạch loáng, nên thường sẽ mang trái cây đi rửa. Nên lưu ý hãy để các loại quả thật khô ráo hoặc dùng khăn ướt lau sạch rồi hãy chưng mâm ngũ quả. Bạn có thể phết thêm một lớp dầu ăn mỏng để tạo thêm lớp vỏ bóng loáng.

Số lượng quả bị sai

Các loại quả chưng mâm ngũ quả ngày Tết hiện nay ngày càng đa dạng, bạn sẽ không thể trưng bày hết lên mâm được hãy chọn lọc số lượng đúng và vừa đủ thôi nhé.

Bạn cần lưu ý mâm ngũ quả chỉ trưng bày các loại hoa quả chứ không đặt thêm hoa hay bất kỳ một thực phẩm nào khác lên mâm.

Chọn nhầm kích thước và ngoại hình của quả

Đối với việc sử dụng nải chuối xanh chưng mâm ngũ quả, thì bạn cần phân bổ đều các loại quả và hướng lên trên như bàn tay xòe ra để nâng đỡ, hứng lộc. Khi chọn quả thì bạn nên chọn các loại quả to tròn, đều nhau, da quả trơn không bị trầy xước.

Kích thước vừa phải, phù hợp với tổng thể, không nên chọn quá to làm cho mâm ngũ quả không được cân bằng hài hoà.

Chọn quả chín để bày trên mâm

Khi lựa chọn trái cây mâm ngũ quả ngày Tết bạn nên chọn các loại quả xanh một chút. Bình thường khi thấy các loại trái chín có mùi thơm, màu đẹp mắt bạn thường mua chúng về để chưng Tết. Nhưng đây là một lựa chọn khá sai lầm, vì các loại quả này đã chín và chúng sẽ hư rất nhanh. Vì vậy bạn nên chọn những quả hơi xanh, chưa chín để có thể chưng Tết được lâu hơn.

* Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang