4 thứ tuyệt đối không cho vay mượn dù quan hệ tốt đẹp đến mấy: Cả nể thì không chỉ tiền mất tật mang, mà còn thân bại danh liệt

Người xưa có câu: “Vay tới vay lui thành vay thù hận”. Con người nên dựa vào chính mình, nếu không phải chuyện bất đắc dĩ thì không nên mở miệng nhờ người khác giúp đỡ.

Ngoài tình cảm ruột thịt của cha mẹ ra, bất cứ thứ tình cảm nào cũng khó có thể vượt qua thử thách. Vì vậy, có 4 thứ sau bạn nhất định phải cẩn trọng khi cho người khác mượn:

Mượn tiền: rất dễ làm rạn nứt tình cảm

4 thứ tuyệt đối không cho vay mượn dù quan hệ tốt đẹp đến mấy: Cả nể thì không chỉ tiền mất tật mang, mà còn thân bại danh liệt  - Ảnh 1.

Trong bộ phim truyền hình Tôi Là Dư Hoan Thủy, Dư Hoan Thủy và Lỗ Phu Mông là những người bạn chăm chỉ làm việc cùng nhau. Vợ của Hoan Thủy muốn mua một chiếc ô tô, cô muốn nhân cơ hội này lấy lại số tiền 130.000 nhân dân tệ đã cho Lỗ Phu Mông vay. Lỗ Phu Mông hứa sẽ trả lại tiền, rất vui vẻ, và còn nói rằng chỉ cần hai vợ chồng chọn được xe ưng ý, nếu tiền không đủ, anh ta sẵn sàng hỗ trợ một phần.

Vợ chồng Dư Hoan Thủy vừa xem xe vừa liên lạc với Lỗ Phu Mông. Nhưng kết nối điện thoại của Lỗ Phu Mông có vấn đề. Sau đó, gọi lại được thì họ nhận được tin anh ta đang nóng lòng muốn đi Châu Phi, còn chưa kịp nói rõ ràng thì anh ta đã cúp máy.

Sau đó, Dư Hoan Thủy tiếp tục đòi nợ, còn Lỗ Phu Mông tiếp tục trốn nợ, nói dối rằng anh ta đang ở châu Phi nên tín hiệu điện thoại rất kém.

Không thể thương lượng được với Dư Hoan Thủy về số nợ, Lỗ Phu Mông bèn nói: Chỉ vì chút tiền nhỏ này, có cần thiết phải đến mức như vậy không? Tôi đang ở nước ngoài mà anh vẫn đòi nợ, anh muốn tuyệt giao đúng không?

Những người lúc vay tiền thì nhỏ nhẹ nhún nhường, lúc trả nợ thì lên giọng trở mặt. Những điều như vậy không phải là hiếm xung quanh chúng ta.

Một nhà văn từng nói: “Tiền mình bỏ ra thì mua gì cũng không xứng đáng với số tiền đó, bao nhiêu tiền kiếm được cũng không đáng là bao so với tâm sức đã bỏ ra. Nhưng mượn tiền của người khác thì lại muốn họ hào phóng cho vay ngay, đến lúc trả tiền người ta thì bản thân lại không thoải mái. "

Nhiều người coi tiền đã vay như tiền của mình và tiêu xài thoải mái. Tiền tiêu hết lại đi vay, chưa bao giờ nghĩ đến chuyện trả lại.

Cũng có người vay tiền làm ăn, sau khi thua lỗ thì tính là xui cho người khác đã cho mình vay tiền, sau khi kiếm được tiền thì bỏ tiền vào túi, chẳng mất gì.

Trả lại tiền thì giống như mất đi một miếng thịt trên chính thân mình, cảm thấy xót xa và không bao giờ nghĩ rằng đây là trách nhiệm và quy tắc.

Bởi vậy, nếu bạn cho bất kỳ ai vay tiền thì phải tuân theo nguyên tắc: cho vay vì chuyện cấp bách chứ không cho vay vì nghèo. Phải biết nhìn nhân cách con người, thà rằng rạn nứt tình cảm cũng không nên cho người không có nhân phẩm vay tiền.

Cho mượn xe: không an toàn

4 thứ tuyệt đối không cho vay mượn dù quan hệ tốt đẹp đến mấy: Cả nể thì không chỉ tiền mất tật mang, mà còn thân bại danh liệt  - Ảnh 2.

Có người nói: “Chỉ có vợ và xe là hai thứ nhất định không được cho mượn”.

Xe hơi quan trọng như người vợ yêu của mình, cho ai mượn cũng phải lo sợ.

"Anh họ tôi đã mua một chiếc ô tô mới trị giá hơn 100.000 nhân dân tệ (khoảng 360 triệu đồng) vào năm ngoái. Trong dịp Tết Nguyên Đán, anh họ tôi cho một người bạn mượn xe và hai ngày sau đó không nhận được tin gì về việc trả xe. Anh lo lắng đi tìm xe thì phát hiện chiếc xe đã tông vào tường và bạn anh đã tự ý lái xe đến tiệm sửa xe.

Nếu người bạn này giấu giếm mang xe đem bán thành công, chẳng phải anh họ tôi sẽ tổn thất lớn sao?” - Một cư dân mạng chia sẻ.

Ngày nay, có rất nhiều người có bằng lái xe, nhưng việc lái xe không chỉ đòi hỏi kỹ năng mà còn phải thông thạo phương tiện đó. Ngay cả những tài xế dày dạn kinh nghiệm cũng không dám vội lái những chiếc xe chưa quen.

Lái xe an toàn là điều mà chủ xe nào cũng quan tâm hàng đầu. Người chủ luôn phải lo lắng khi cho người khác mượn xe, điều đáng buồn hơn nữa là người mượn xe không trả xe kịp thời, thậm chí mặt dày không đổ xăng, không rửa xe trước khi trả.

Khi có người mượn xe, bạn nên khéo léo từ chối, hoặc tự mình chở người đó đến một địa điểm nào đó, bất cứ lúc nào cũng nên thắt chặt dây an toàn.

Cho mượn nhà: chuốc lấy rắc rối

4 thứ tuyệt đối không cho vay mượn dù quan hệ tốt đẹp đến mấy: Cả nể thì không chỉ tiền mất tật mang, mà còn thân bại danh liệt  - Ảnh 3.

Trên một diễn đàn, có người hỏi: Tôi có nên cho người thân mượn nhà không?

Một cư dân mạng bình luận: “Nhà của anh bỏ trống và anh có thể vào đó ở bất cứ khi nào anh muốn, đây là quyền tự do của anh. Nếu người thân dọn vào ở, anh có đảm bảo được lúc anh cần nhà thì họ sẽ chuyển đi không?

Thật sự chịu không nổi những kiểu họ hàng vô ý vô tứ, không cần phải vì cái mác họ hàng mà đồng ý cho họ mượn. Có thể khi họ cần anh, họ sẽ nhắc đến tình cảm họ hàng, khi anh cần họ, đảm bảo họ sẽ rạch ròi, công tư phân minh với anh.”

Trong bộ phim truyền hình An Gia, có một tình huống éo le là "người thân mượn nhà nhưng không trả ". Khi chủ nhà đòi lại căn nhà, người thân mở miệng yêu cầu anh phải trả 10 triệu nhân dân tệ. Nguyên nhân là do họ đã bảo quản nhà cho anh và lắp đặt thêm một số công trình phụ trợ.

Không phải người thân và bạn bè nào cũng hiểu chuyện. Mọi người đều sẽ cân nhắc vì lợi ích của mình.

Mượn nhà chẳng bằng “thuê nhà”. Cho dù bên kia là ai, bạn cũng nên ký hợp đồng với anh ta, dù giá thuê bao nhiêu thì bạn cũng phải thu tiền, đừng ngần ngại. Có nhiều tiền hay ít tiền là một chuyện, đừng vì chuyện tình cảm xã giao mà để người khác lợi dụng, chỉ chuốc thêm phiền hà mà thôi.

Mượn điện thoại di động: rò rỉ thông tin riêng tư

4 thứ tuyệt đối không cho vay mượn dù quan hệ tốt đẹp đến mấy: Cả nể thì không chỉ tiền mất tật mang, mà còn thân bại danh liệt  - Ảnh 4.

Trên mạng có một câu nói: "Rất nhiều cuộc hôn nhân đã tan vỡ vì chiếc điện thoại di động".

Trong thời đại Internet phát triển như hiện nay, nhiều cặp vợ chồng sử dụng điện thoại để liên lạc với người yêu của họ, một khi thông tin trên điện thoại bị rò rỉ, cặp đôi sẽ không có cách nào để duy trì mối quan hệ vợ chồng.

Trên thực tế, điện thoại di động của một số người có chứa rất nhiều thông tin khó nói. Cho mượn điện thoại có nghĩa là điện thoại của bạn sẽ bị người khác kiểm soát trong một khoảng thời gian. Ngay cả khi bạn xóa thông tin trong điện thoại của mình một cách cẩn thận, vẫn có thể có thông tin còn sót lại.

Thà rằng để điện thoại bỏ không còn hơn cho mượn nó một cách dễ dàng. Ngay cả những người thật thà nhất cũng có thể bị thu hút vì một số thông tin vô căn cứ.

Lời kết

Khi kết giao với người khác, không phải cái gì bạn cũng có thể cho họ vay mượn được.

Tất nhiên, khi từ chối người khác, bạn đừng nên thẳng thừng nói những lời khó nghe mà nên từ chối khéo léo, giữ thể diện cho họ hoặc giúp đỡ họ bằng các cách khác.

Tỷ phú Lý Gia Thành từng nói: “Uy tín không thể đo đếm được bằng tiền, nó là thứ vũ khí thần kỳ để tồn tại và phát triển”.

Lời khuyên tới những người không coi trọng chữ tín: Bạn tham lam chiếm được tài sản của người khác, tuy đạt được lợi ích nhưng chắc chắn lợi ích đó không thể bền lâu.

Nếu một người mất đi uy tín của mình, anh ta chẳng khác nào không có chốn dung thân. Nếu một người muốn nhận được sự giúp đỡ từ người khác, trước tiên anh ta phải học cách làm người.

Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn sáng suốt hơn khi quyết định cho người khác vay mượn tài sản của mình!

Theo: Sohu

 

Theo kenh14.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang