Người dân mưu sinh trong không khí ô nhiễm ở Nepal - Ảnh: EPA |
Nghiên cứu do Trường Y khoa Đại học Washington ở St Louis, Missouri, Mỹ thực hiện và được công bố trên tạp chí Lancet Planetary Health.
Theo đó, cứ trong 7 ca mắc bệnh tiểu đường trong năm 2016 thì có 1 ca do ô nhiễm không khí.
Đây là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện để ước tính số ca bệnh tiểu đường do ô nhiễm trên toàn cầu gây ra.
Mặc dù bệnh tiểu đường type 2 chủ yếu được cho là do béo phì, nhưng một số nghiên cứu gần đây đã thấy rằng nó có liên quan với ô nhiễm không khí.
Các chuyên gia tin rằng các hạt mịn (PM) trong không khí làm giảm khả năng đáp ứng với insulin nội tiết tố của cơ thể, một tình trạng được gọi là "kháng insulin".
Điều này làm cho lượng đường trong máu tăng lên, khiến có thể dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.
Nhóm nghiên cứu cho biết họ đã xem xét dữ liệu từ 1,7 triệu cựu chiến binh Mỹ được theo dõi trong tám năm rưỡi. Họ phát hiện nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 tăng 10% khi các hạt mịn trong không khí tăng ở mức 10 microgram/m3.
Tiến sĩ Ziyad Al-Aly đến từ Đại học Washington cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mối liên hệ đáng kể giữa ô nhiễm không khí và các loại bệnh tiểu đường trên toàn cầu.
Chúng tôi phát hiện nguy cơ bệnh tiểu đường gia tăng ngay cả khi mức độ ô nhiễm không khí ở mức thấp và được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem là an toàn".
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.